Đại tướng Lê Đức Anh: "Bệnh thành tích thực chất là bệnh giấu dốt"
Thứ tư 25/01/2012 06:03
(GDVN) - "Bệnh thành tích trong giáo dục nói cho nhẹ chứ thực chất là bệnh nói dối và giấu dốt. Mà những người nói dối thì không thể tiến bộ được".
LTS: Đầu năm mới, phóng viên báo Giáo dục Việt Nam "xông đất" nhà Nguyên chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh. Với những chia sẻ đầy tâm huyết về nền giáo dục nước nhà, chúng tôi thực sự cảm động trước tấm lòng của ông với đất nước.
PV: Năm qua là năm chứng kiến nhiều vấn đề nổi cộm trong giáo dục. Và cũng chỉ còn khoảng 6 tháng nữa thôi, một kỳ thi tốt nghiệp THPT lại được tổ chức. Nhiều người dân Việt Nam sẽ khó có thể quên về hàng nghìn điểm 0 của môn lịch sử trong kỳ thi tốt nghiệp cách đây khoảng nửa năm.
Đại tướng nghĩ sao về phát biểu của Bộ trưởng Giáo dục trước hàng nghìn điểm “0” môn lịch sử trong kỳ thi tốt nghiệp năm ngoài?
PV: Năm qua là năm chứng kiến nhiều vấn đề nổi cộm trong giáo dục. Và cũng chỉ còn khoảng 6 tháng nữa thôi, một kỳ thi tốt nghiệp THPT lại được tổ chức. Nhiều người dân Việt Nam sẽ khó có thể quên về hàng nghìn điểm 0 của môn lịch sử trong kỳ thi tốt nghiệp cách đây khoảng nửa năm.
Đại tướng nghĩ sao về phát biểu của Bộ trưởng Giáo dục trước hàng nghìn điểm “0” môn lịch sử trong kỳ thi tốt nghiệp năm ngoài?
Đại tướng Lê Đức Anh: Một vị bộ trưởng mà nói "hàng nghìn điểm 0 là bình thường" thì rất đáng lo. Theo tôi hiểu, dù có học môn Toán, Lý, Hóa hay gì đi chăng nữa thì học sinh sinh viên vẫn phải học lịch sử nhất là lịch sử Việt Nam. Người Việt Nam mà không biết lịch sử Việt Nam thì không còn là người Việt Nam.
Đại tướng Lê Đức Anh (Ảnh: Báo Giáo dục Việt Nam) |
Trách nhiệm này thuộc về các cơ quan lãnh đạo cao nhất của Việt Nam như quốc hội , Ban chấp hành Trung Ương Đảng, Bộ chính trị, Tổng bí thư, Chủ tịch nước cho tới ông Bộ trưởng Bộ giáo dục.
Ông Bộ trưởng giáo dục cứ như sinh ra ở đâu ấy rồi về Việt Nam chứ không phải sinh ra ở Việt Nam. Đó là một câu nói vô trách nhiệm. Thế thì đất nước Việt Nam đáng lo ngại.
PV: Trong các cuốn sách lịch sử của Việt Nam chỉ có rất ít các trang sách nói về cuộc chiến bảo vệ biên giới Tây Nam, phía Bắc. Điều này có ảnh hưởng gì đến công tác tuyên truyền về chủ quyền của Việt Nam? Phải chăng trong giáo dục, chúng ta đang né tránh vấn đề này?
Đại tướng Lê Đức Anh: Tôi chưa hiểu chỗ này, vì đâu có ai cấm nói vấn đề này đâu. Nếu ai biết thì cứ nói, của ta thì phải nói là của ta. Ta có đi xâm lược của ai đâu mà ngại, mà né tránh.
PV: Theo như ban đầu ông có nói, bệnh thành tích đã dẫn đến chất lượng giáo dục không cao và xuất hiện nhiều tiêu cực trong thi cử. Xin đại tướng có thể nói rõ hơn về căn bệnh thành tích?
Đại tướng Lê Đức Anh: Bệnh thành tích trong giáo dục nói cho nhẹ chứ thực chất là bệnh nói dối và giấu dốt. Mà những người nói dối thì không thể tiến bộ được. Căn bệnh này lây cho cả gia đình và xã hội. Tôi đã dạy con tôi, trong việc gì cũng cấm được nói dối một câu.
Việc chúng ta năm nào cũng nói đến việc thắng Pháp, Mỹ trong các cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc thì có đúng không? Theo tôi là chưa đúng. Pháp, Mỹ đều là các siêu cường cả về khoa học, kỹ thuật, quân sự đến Liên Xô thắng được phát xít Đức cũng phải nể.
Thời điểm đó, mình thắng Mỹ làm sao được, mình là một nước nông nghiệp lạc hậu, chưa có vũ khí gì hết, không làm ra được 1 chiếc ô tô, xe máy. Đó là chúng ta bảo vệ được độc lập và Pháp, Mỹ phải rút quân. Sự thực như thế nào nói như thế, không được nói dối.
Thời điểm đó, mình thắng Mỹ làm sao được, mình là một nước nông nghiệp lạc hậu, chưa có vũ khí gì hết, không làm ra được 1 chiếc ô tô, xe máy. Đó là chúng ta bảo vệ được độc lập và Pháp, Mỹ phải rút quân. Sự thực như thế nào nói như thế, không được nói dối.
PV: Đại tướng đã giáo dục con cháu mình và cấp dưới của mình về chống “căn bệnh” nói dối như thế nào?
Đại tướng Lê Đức Anh: Trong gia đình tôi, con cái tôi cấm không được nói dối.
Còn đối với cấp dưới, khi báo cáo cũng phải báo cáo cho đúng. Nhưng dựa theo những hiểu biết, khi nghe báo cáo ở dưới lên để xem có đúng không thì tôi cũng phải nắm được sự việc ấy. Cho nên khi nghe phải nghe trực tiếp.
Nhều khi báo cáo từ dưới lên, tôi vẫn phải đi thực tế, xuống cơ sở, trong lòng địch để nắm tình hình. Thông thường là nói dối. Không tiêu diệt được hết địch cũng nói tiêu diệt được hết địch, làm sao mà tiêu diệt được cả trung đoàn, cả sư đoàn? Cái đó là phổ biến.
Tuy nhiên không phải cái gì mình cũng đi kiểm tra hết được nên khi tôi nghe báo cáo xong phải tổng hợp và trừ hao đi 50% . Ví dụ như họp báo cáo mà nghe diệt được 100 thằng địch thì phải trừ đi 50% số ấy. (Cười)
Còn đối với cấp dưới, khi báo cáo cũng phải báo cáo cho đúng. Nhưng dựa theo những hiểu biết, khi nghe báo cáo ở dưới lên để xem có đúng không thì tôi cũng phải nắm được sự việc ấy. Cho nên khi nghe phải nghe trực tiếp.
Nhều khi báo cáo từ dưới lên, tôi vẫn phải đi thực tế, xuống cơ sở, trong lòng địch để nắm tình hình. Thông thường là nói dối. Không tiêu diệt được hết địch cũng nói tiêu diệt được hết địch, làm sao mà tiêu diệt được cả trung đoàn, cả sư đoàn? Cái đó là phổ biến.
Tuy nhiên không phải cái gì mình cũng đi kiểm tra hết được nên khi tôi nghe báo cáo xong phải tổng hợp và trừ hao đi 50% . Ví dụ như họp báo cáo mà nghe diệt được 100 thằng địch thì phải trừ đi 50% số ấy. (Cười)
Đối với những trường hợp báo cáo láo tôi chỉ nói: “Anh nói cho chính xác”. Sự nhắc nhở như thế coi như là lời cảnh cáo người báo cáo đấy rồi.
Đại tướng Lê Đức Anh khẳng định: Giáo dục là ngành quan trọng bậc nhất của đất nước. Như vậy, Bộ giáo dục Việt Nam cần phải có một vị “tướng” thực sự giỏi, bản lĩnh để lãnh đạo tận tâm, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm trước những quyết định mình đưa ra.
Hiện nay, xét về tổng thể lương của ngành giáo dục là tương đối cao nhưng xét về thu nhập lại là thấp so với các ngành khác. Như vậy, nhà nước cần đầu tư nhiều hơn cho giáo dục. Tăng cường tuyên truyền cho người dân hiểu chính sách giáo dục của nhà nước để có sự phối hợp giữa nhân dân và nhà nước đưa lĩnh vực tối quan trọng này phát triển.
Trân trọng mời độc giả tiếp tục theo dõi cuộc trao đổi lý thú giữa phóng viên báo Giáo dục Việt Nam và Đại tướng Lê Đức Anh.
(Còn nữa)
Đại tướng Lê Đức Anh khẳng định: Giáo dục là ngành quan trọng bậc nhất của đất nước. Như vậy, Bộ giáo dục Việt Nam cần phải có một vị “tướng” thực sự giỏi, bản lĩnh để lãnh đạo tận tâm, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm trước những quyết định mình đưa ra.
Hiện nay, xét về tổng thể lương của ngành giáo dục là tương đối cao nhưng xét về thu nhập lại là thấp so với các ngành khác. Như vậy, nhà nước cần đầu tư nhiều hơn cho giáo dục. Tăng cường tuyên truyền cho người dân hiểu chính sách giáo dục của nhà nước để có sự phối hợp giữa nhân dân và nhà nước đưa lĩnh vực tối quan trọng này phát triển.
Trân trọng mời độc giả tiếp tục theo dõi cuộc trao đổi lý thú giữa phóng viên báo Giáo dục Việt Nam và Đại tướng Lê Đức Anh.
(Còn nữa)