Nắng Sân Trường
Tất bật hơn thua rồi cũng mất! Ung dung thong thả thế mà vui!
40% giáo viên không muốn theo nghề
Cần sửa ngay lương giáo viên
Cần sửa ngay lương giáo viên
23/07/2012 3:05Rất nhiều mâu thuẫn giữa thực tế và đào tạo cũng như việc sử dụng đội ngũ giáo viên (GV) khiến mong muốn nâng cao chất lượng giáo dục bậc phổ thông còn lắm trở ngại.
Đề tài khoa học cấp nhà nước “Các giải pháp cải cách công tác đào tạo, bồi dưỡng GV phổ thông” do bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó chủ tịch nước, làm chủ nhiệm, đã đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm nếu muốn nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông. Trong đó, vai trò thiết yếu là đội ngũ GV. Theo bà Bình, chất lượng nhà giáo quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường. Đội ngũ nhà giáo yếu kém, bất cập thì dù có chương trình, tài liệu giáo khoa hay cơ sở vật chất - thiết bị dạy học đầy đủ, hiện đại vẫn không thể đảm bảo được chất lượng giáo dục.
|
50% lương dưới bình quân
GS Nguyễn Quang Kính, thành viên của nhóm nghiên cứu, cho biết: “Tôi bất ngờ khi xem bảng lương của GV hiện nay”. Ông phân tích: “GV trung học bậc cao nhất thì lương cũng chỉ tương đương với chuyên viên chính của một số ngành. Như vậy, mức lương cao nhất của GV thì cũng chỉ đứng thứ hai khi so với những ngành khác”. Còn GS Hoàng Tụy thì cho rằng: “Chính sách với người thầy như hiện nay là “nỗi nhục” của xã hội chúng ta. Để có thể sống được, thu nhập chủ yếu của GV là từ làm thêm. Chính sách ấy đã làm nảy sinh tham nhũng và làm cơ sở để “nuôi” tham nhũng phát triển. Do vậy, cần phải sửa ngay dù đã muộn”.
GS Nguyễn Quang Kính chỉ ra thực tế: Chúng ta hầu như không để ý GV phải làm việc trong điều kiện như thế nào mà đòi hỏi thì khá nhiều. Ở ngay TP lớn như Hà Nội, GV phải dạy một lớp tới 60 học sinh (trong khi quy định là hơn 30 học sinh/lớp). “Điều này không những không thể hy vọng gì vào chất lượng mà còn là cực hình đối với GV”, ông Kính nói.
Nhóm nghiên cứu khảo sát thu nhập của GV qua bảng lương. Kết quả cho thấy: Thu nhập bình quân từ lương và các phụ cấp theo lương trong khoảng từ 3 đến 3,5 triệu đồng/tháng. Tính theo năm công tác thì lương GV sau 13 năm từ 3 đến 3,5 triệu đồng/tháng, sau 25 năm từ 4,1 đến 4,7 triệu đồng/tháng. GV mới ra trường ở cả 3 cấp học nhận mức lương trên dưới 2 triệu đồng/ tháng. Với số lượng GV như hiện nay, theo tính toán của đề tài, chỉ khoảng 50% GV các cấp có thâm niên dạy học từ 13 năm trở lên và được hưởng mức lương bình quân, 50% còn lại được hưởng dưới mức lương bình quân.
Từ các con số trên cho thấy thu nhập từ lương và phụ cấp theo lương cho GV phổ thông không đảm bảo đáp ứng nhu cầu cơ bản về đời sống của bản thân và gia đình họ, nhất là ở các vùng đô thị.
Rất khó đòi hỏi giáo viên phải nâng cao chất lượng, tâm huyết với nghề khi đến nay họ chưa thể sống được bằng lương - Ảnh: Đào Ngọc Thạch |
Theo kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu, số GV thực sự yêu nghề, gắn bó với nghề chỉ chiếm khoảng 10-20%. Không ít GV ở khu vực đô thị khi có điều kiện thuận lợi đều chuyển ngành. Chính vì thế trong những năm gần đây không những vùng sâu, vùng xa mà nhiều thành phố lớn luôn trong tình trạng thiếu GV.
Thế nhưng, cũng có một thực tế là rất nhiều sinh viên sư phạm ra trường không có cơ hội đứng trên bục giảng, hoặc có thì cũng hết sức trầy trật.
|
Cũng tốt nghiệp Trường ĐH Hồng Đức, dù có tấm bằng ĐH sư phạm hẳn hoi nhưng N.G đành phải học thêm văn bằng 2 ngành kế toán tại Học viện Tài chính. G. đến trường học vào mỗi buổi chiều, còn sáng và tối thì nhận lớp dạy kèm. Hiện G. đang nhận dạy cho 3 học sinh, một tuần 6 buổi với thu nhập khoảng 2,5 - 3 triệu đồng/tháng. G. tâm sự: “Trong số hơn 40 sinh viên tốt nghiệp cùng lớp, số người xin được việc để theo đuổi ngành sư phạm chỉ khoảng trên 10. Trong đó, khoảng 5 người xin được dạy hợp đồng trong tỉnh, chỉ 3 trường hợp xin được vào dạy trường công lập nhưng ở các tỉnh phía nam. Số còn lại hoặc xin một công việc trái ngành, hoặc làm gia sư để tiếp tục học thêm… Muốn xin được về dạy trong tỉnh phải lo lót khoảng 100 triệu đồng, trong đó đặt cọc trước khoảng 80 triệu đồng. Nhưng nếu không đi đúng đường thì có khi phải chờ cả năm mà chưa chắc có kết quả”.
Lãnh đạo một trường ĐH tại TP.HCM từng chua chát: “Nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp cho biết về địa phương không được sở phân công công việc. Muốn có được một chỗ đi dạy, cần phải “chạy” đúng đường với mỗi suất khoảng 60 - 100 triệu đồng, tùy theo địa bàn. Tôi từng chứng kiến một trường hợp xin về Bình Phước dạy hợp đồng phải bỏ ra 25 triệu đồng, nhưng chỉ sau một năm thì bị cho nghỉ việc và giờ đang phải ở nhà làm hạt điều”.
“Thợ dạy” trội hơn “thợ giáo”
Đánh giá của nhóm nghiên cứu trên cho thấy đội ngũ GV hiện nay nhìn chung chưa đáp ứng được các yêu cầu của công cuộc đổi mới và cải cách chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015 như nêu trong Nghị quyết của ĐH Đảng lần thứ XI. Nói nôm na thì phẩm chất “thợ dạy” nổi trội hơn “thợ giáo” - năng lực dạy học môn học tốt hơn năng lực giáo dục học sinh. GS Đinh Quang Báo, Viện Nghiên cứu sư phạm ĐH Sư phạm Hà Nội, cho hay: “Khảo sát chất lượng GV bằng việc đo các thanh kiến thức thì ổn nhưng tổ chức các hoạt động dạy học cho học sinh thì rất yếu”.
Cuộc cải cách giáo dục phổ thông sắp tới đặt ra những yêu cầu mới đối với người GV, việc dạy học về thực chất đã trở thành việc dạy cho người học cách tìm kiếm và sử dụng tri thức. Chuyển từ kiểu dạy học tập trung vào vai trò GV và hoạt động dạy sang kiểu dạy học tập trung vào vai trò của học sinh và hoạt động học, từ cách dạy thông báo - giải thích - minh họa sang cách dạy hoạt động tìm tòi khám phá.
Đề xuất thay đổi chính sách Những sửa đổi về chính sách đối với nhà giáo mà đề tài đề xuất: - Sửa lại thang bảng lương để đáp ứng các yêu cầu: tiền lương phải đảm bảo một mức sống hợp lý cho bản thân GV và gia đình họ. Tiền lương trả cho GV phải thể hiện sự ưu đãi so với tiền lương trả cho các công chức, viên chức tương đương về trình độ đảm nhiệm các công việc khác. Giảm bớt số bậc trong từng ngạch để tiến độ từ bậc thấp nhất đến bậc cao nhất trong thang lương không kéo dài hơn khoảng thời gian 10 - 15 năm như hiện nay. - Chỉnh sửa, bổ sung các quy định về phụ cấp. - Cải thiện điều kiện lao động của GV như: Ban hành quy định cấm tổ chức lớp học vượt quá sĩ số tối đa; Sửa đổi định mức số giờ làm việc tối đa của GV để không cao hơn so với số giờ làm việc của công chức/viên chức như hiện nay...
T.Nguyễn
|
Tâm sự của người thầy
Ảnh minh họa (nguồn ảnh: internet)
“Tôi rất chán nghề GV mà tôi đang làm hiện nay. Lương GV ko đủ ăn mà suốt ngày lo thanh kiểm tra, thi cử, sát hạch, lo mất việc… Chấm điểm chính xác, HS điểm thấp, thì bị sếp nạt là dạy dốt, nên nó thấp điểm, đành đẩy điểm lên. HS chửi thầy cô, mang dao kiếm đánh nhau.. trường ko dám đuổi, vì HS cá biệt sẽ bỏ học, trường ko đạt thành tích phổ cập.Tôi có trách nhiệm, trung thực, ko nịnh bợ… nên thi GVG là bị đánh trượt thực hành. Mình sống đàng hoàng, có tâm với học trò, bị coi là có vấn đề, là cái gai. Mình phát biểu xây dựng, góp ý... bị coi là lắm mồm, đấu đá, gây mất đoàn kết. Ôi, cứ dạy HS phải TRUNG THỰC, LIÊM CHÍNH… mà GV có như vậy đâu” - ThaiHoa79 - email: wolfking039@yahoo.com bức xúc giãi bày.
Đồng quan điểm, ThaiHoa79 wolfking039@yahoo.com chia sẻ: “Tôi là 1 GV đã hơn 10 năm. Ai hỏi tôi:Yêu nghề ko?
Tôi nói: Không hề.
Bạn: Vậy ngành GD hiện nay có tốt ko?
Tôi: Có quá nhiều bất cập.Y như trong fim:RỪNG CHẮN CẮT vậy. Cảm ơn anh Vỹ, tác giả kịch bản, đồng nghiệp cũ, đạo diễn, VTV, hãng fim
Bạn: Bộ fim là 1 mảnh nhỏ, của 1 trường đơn lẻ, ko được vơ đũa cả nắm
Tôi: Đường lối là lý thuyết. Người làm ra luật, họ ngồi trong phòng điều hòa ở ngoài HNội, họ có đi dạy, tiếp xúc với tình trạng HS vô lễ, nhác học, nhà trường và đa phần GV chạy chọt bằng cấp, chức vụ, danh hiệu, thành tích như tôi đâu mà viết cho phù hợp với thực tế được.”
Mong đợi sự cải cách giáo dục từ phương pháp quản lý lẫn nhân sự, bạn Ngô Hải Goodteacher_hp@yahoo.com.vn nêu lý do thực tế: “Tôi là 1 giáo viên đã công tác được 10 năm tại Tp Hải Phòng. Với tấm bằng sư phạm lịch sử loại giỏi tôi háo hức bước vào nghề với lòng yêu nghề yêu trẻ, lòng nhiệt tình của thanh niên thế hệ Hồ Chí Minh. Tôi đã được đồng nghiệp đánh giá là giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp thành phố nhiều năm, được học sinh quý mến. Mỗi khi tôi giảng bài lịch sử học sinh tôi đã phải thốt lên: em yêu lịch sử Việt Nam, có người thì khóc òa lên vì căm thù giặc ngoại xâm và tràn đầy tự hào truyền thông ông cha, dân tộc mình.
Vậy mà các em đâu biết, các bạn đâu hay 10 năm nay tôi chỉ vì không có 150 triệu nên tôi vẫn là giáo viên hợp đồng cấp trường. Hiệu trưởng thì quản lý vẫn theo lối cũ, trong khi xã hội đã phát triển đến đâu rồi. 10 năm về trường mà trường lớp không thay đổi, cách quản lý không thay đổi, bình xét thi đua thì ai thân, nịnh lọt vợ hiệu trưởng và hiệu trưởng thì loại a, là chiến sĩ. Lắm người dạy cả đời không được 1 giờ dạy khá mà cũng được lên chức nọ chức kia. Chán lắm các bạn a.
Đã nhiều lần tôi muốn bỏ nghề nhưng vì học sinh thân yêu, và tiếc vì kiến thức và công học mấy năm dh và đặc biệt vì xã hội đang coi nhẹ học lịch sử nên tôi đã cố gắng ở lại trường để tạo nguồn hứng thú học lịch sử cho các em. Tôi kêu gọi các cấp các ngành hãy chung tay đưa ra các quyết sách cải cách giáo dục từ phương pháp quản lý lẫn nhân sự. Hãy thực hiện chính sách điều động hiệu trưởng giữa các trường.”.
“Tôi công tác trong nền giáo dục và rất đau lòng nhiều: Ai đời đưa học sinh giỏi đi thi thì mới biết là chỉ có những ai ở trường này sẽ đạt kết quả cao vì đề thi do chính cô ấy ra, đáng tiếc nữa là học trò của tôi đã hoàn thành bài thi đạt giải cao thì chính lãnh đạo bảo rằng là may mắn, chua xót quá các bác ạ. Hơn thế, để bình chọn trường tiên tiến xuất sắc cấp tỉnh, một ngôi trường đã bao nhiêu thành tích bằng vận may là do đề thi của cả nước nên các cháu cũng đấu đá công bằng, xong thành quả ấy lại bị gạt bỏ, cho cái danh hiệu gọi là tiên tiến ấy để được cấp cho một ngôi trường không có thành tích gì. Nếu bạn là một giáo viên giỏi hay là một giáo viên từng hiểu và gắn bó học sinh nghèo, trường nghèo sẽ hiểu tại sao, tại sao, tại sao. Tôi ở Thanh Hóa. Buồn nhưng vẫn dạy vì học trò không có lỗi.” - Huy
email: quanghuynguyensp2010@gmail.com chia sẻ
“Hình như thi đua trong ngành GD bây giờ là cũng là một môi trường truyền bệnh thì phải, tất nhiên tôi không có ý vơ đũa cả nắm, nhưng nói cho cùng là không khách quan, không đúng với năng lực đóng góp của nhiều thầy cô giáo, có người xứng đáng thì ko được, người có quan hệ tốt với lãnh đạo, xu nịnh (Như đ/c Thái trong bộ phim "Rừng chắn cát" ) thì lại được.” - Trung Thành, email: thanh_vha2004@yahoo.com chua chát nhận xét
Bạn đọc le phuong anh, email: le.phuonganh@ymail.com bày tỏ nỗi niềm trăn trở: “Tôi cũng thực sự rất trăn trở cùng công việc trồng người của mình. Vâng, yêu nghề lắm nhưng nghề lại chẳng nuôi nổi mình, vậy biết làm sao được các bạn? kinh tế thị trường mở cửa, đạo đức lương tâm nghề giáo bị bán rẻ.... tất cả cũng vì hai chữ "thời thế". Tại sao cứ nói trên các phương tiện thông tin rằng Giáo dục là quốc sách hàng đầu vậy sao có mỗi việc trả thâm niên cho Giáo viên mà Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thời gian được hưởng từ tháng 5 năm 2011 vậy mà nay đã là tháng 2 năm 2012 vẫn chưa có? mà còn thấy dư luận tung ra rằng chắc không được hưởng từ tháng 5 như quyết định đó đâu bởi còn tùy ở từng tỉnh thành mà. Vậy thử hỏi GV nào chả hoang mang, tin vào đâu đây để mà yên tâm giảng dạy?”
Ảnh minh hoạ (nguồn ảnh: internet)
Mong có sự “thay máu” đúng nghĩa
“không phải xã hội không biết mà là thiếu một quyết sách cho đào tạo con người. Chưa bao giờ ngành sư phạm nói riêng và cả ngành giáo dục nói chung lại kém cỏi và thiếu hấp dẫn như bây giờ. Cũng không hẳn vì chế độ đãi ngộ mà vì rất nhiều vấn đề khiến lòng tin của chúng ta bị giảm sút quá nhiều. Hội nhập nhưng không chủ động đã biến nền giáo dục bị biến tướng thành thị trường hoá. Chương trình đào tạo thì thiên lệch, kiến thức phổ thông quá nặng và không thực tế. Sử dụng lao động thì không hợp lý, tâm lý chuộng bằng cấp là hệ lụy của sự quản lý chất xám kém cỏi. Tôi chỉ mong có sự thay máu đúng nghĩa giống như các giáo sư đầu ngành đã nói.” - giáo viên, email: tuyenpv@hnue.edu.vn
“Do tâm lý và nhận thức của người dân không theo kịp cơ chế thị trường, không được định hướng đúng bằng các luật và quy chế nên giáo viên vận dụng theo cơ chế theo cách có lợi cho mình, tất nhiên ai cũng thế.
Thế là các bi kịch bắt đầu
SGK viết đến khi hết tiêu hết tiền là hết trách nhiệm.
Giáo viên lôi con người ta ra ngoài dạy thêm để có tiền, trong lớp dạy cho qua tiết.
Nhiều nhà quản lý thì ăn hối lộ, bán các chức danh HT, PHT, GĐ PGĐ cho những người không có năng lực quản lý.
Tất cả theo cơ chế thị trường mà.
Không trách ai được, chả ai sai.
Trong khi khe hở luật pháp dắt voi chui qua được thì đố ai cấm dạy thêm, học thêm cho được. VÌ chính con cháu nhiều vị lãnh đạo hàng năm đến tận nhà tôi xin vợ tôi dạy thêm, tết nhất còn phải biếu xén mới được nhận học thêm.
Tôi thấy chưa thể có thuốc chữa được, chừng nào có quyết sách thay đổi, tạo điều kiện cho ngành giáo dục lấy lại vị trí đang kính của mình.” - Nguyễn Hưng, email: md2068@yhaoo.com chua xót bày tỏ
“Trong hàng vạn giáo viên các cấp trong cả nước tất yếu có người thế này có người thế khác nhưng đa số giáo viên đã cống hiến rất nhiều cho sự nghiệp giáo dục nước nhà. Do vậy những chuyện hy hữu như thế sẽ là hiển nhiên không nên chỉ vì nó mà phủ định nhưng thành quả to lớn mà ngành giáo dục đã làm được . Tuy nhiên phải công bằng mà nhận xét là giáo dục đang có rất nhiều vấn đề phải làm :
+Trước hết là lương giáo viên quá thấp lại có thể nói là không có thưởng ( Thưởng tất nhiên là có nhưng mức thưởng đa số giáo viên hàng năm nhận được chỉ 100 ngàn thì không xứng với công sức bỏ ra) Nhà giáo ít đòi hỏi nhưng không phải vì vậy mà có thể làm ngơ khi thừa nhận giáo dục là quốc sách hàng đầu.
+ Bộ máy quản lý giáo dục quá non kém cả về đội ngũ cán bộ và hiệu quả thúc đẩy của cơ chế chính sách. Hiện đang trông chờ ở sự nhiệt tình tự giác của nhà giáo. Chưa có đủ động lực để thúc đẩy khích lệ nhà giáo, thêm vào đó là một bộ phận không nhỏ cán bộ quản lý cấp cơ sở vừa non kém về năng lực vừa thiếu về phẩm chất như phim rừng chắn cát phán ảnh, làm sâu sắc hơn điểm bất cập trong giáo dục.
+ Nội dung chương trình, kể cả phương pháp phương tiện tuy nhiều năm qua đã có nhiều đổi mới và cóp đầu tư nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu làm cho giáo dục càng thêm bất cập...
Vì những lẽ trên giáo dục cần phải được xây dựng, củng cố lại trước hết là đội ngũ cán bộ quản lý sau nữa là các chế độ chính sách và cuối cùng là nội dung chương trình sẽ được cả ngành giáo dục xây dựng và hoàn thiện đáp ứng đòi hỏi đất nước. Như thế mới là con đường phát triển đúng đắn. Mấy năm qua tôi thấy đang làm ngược và thiếu khoa học quá.” - Anh
email: dinhanhhvhk@yahoo.com
“Muốn cải cách giáo dục thì phải thu thập ý kiến đóng góp, xây dựng của những thầy cô giáo đã, đang trực tiếp giảng dạy ở tất cả các bậc học để có những ý kiến chính xác.
Muốn nâng cao chất lượng giáo dục thì phải lựa chọn những người quản lý giáo dục có năng lực chuyên môn và năng lực quản lý, có phẩm chất đạo đức tốt .
Muốn giáo dục được tốt thì phải chú ý đến chế độ lương, thưởng cho giáo viên một cách hợp lý.” - lananh, email: emgaisaigon_2010@yahoo.com.vn
“Tôi công tác trong ngành giáo dục được 15 năm, với vấn đề về chất lượng giáo dục thật sự tôi thấy đáng lo, bản thân tôi thấy không phải vấn đề thu nhập như các vị hiểu đâu mà chúng ta không thu hút được sinh viên giỏi với lý do là học song ra trường không xin được việc làm.
Trường tôi cũng có con giáo viên học sư phạm ra trường 4 năm rồi cháu vẫn chưa xin được đi dạy, và việc thứ hai nữa là các trường sư phạm và xã hội chúng ta đề cao nghề giáo quá nên các thầy cô có tâm lý là ta đã là thầy cô giáo thì ta phải giỏi hơn tất cả mọi người khác cho dù người đó có là giáo sư các ngành khác cũng không bằng ta. Dẫn đến việc cô giáo ở Thái Bình khi nghe em học sinh đó có ý kiến như vậy thì cô cho rằng em đã hạ thấp danh dự của mình trước cả lớp nên cô đã có hành động sỉ nhục em trước tập thể lớp dẫn đến sự việc em đó bị tổn thương về danh dự, nên em đó đã tự tử.
Vậy theo ý kiến của tôi thì các trường sư phạm phải đưa thêm môn năng khiếu sư phạm vào thi đại học, cao đẳng...sư phạm và các tỉnh thành phố phải đăng ký số lượng giáo viên cần tuyển của từng năm để Bộ giáo dục có căn cứ giao chỉ tiêu tuyển sinh cho các trường sư phạm.
Còn một việc nữa là tôi thấy các đồng chí giáo viên xuất thân từ các vùng sâu xa, các vùng nông thôn về dạy học ở các thành phố và thị xã bao giờ cùng vấp phải những tình huống non về nghiệp vụ sư phạm vì học sinh thành phố khác nhiều so với học sinh nông thôn”.- nguyễn thị oanh, email: nguyenoanh@gmail.com.vn
“Theo tôi, để nâng cao chất lượng giáo dục, cần phải làm được những vấn đề sau: 1. Không còn cơ chế xin - cho trong việc làm và học tập. 2. nâng cao chất lượng đời sống của gv vì "có thực mới vực được đạo". 3. giảm tải chương trình, sgk nên có hai phần: bắt buộc (do bộ giáo dục quy định) và tự chọn (do gv tự điều chỉnh cân nhắc theo hướng cụ thể, thiết thực với đời sống, chủ yếu là dạy kĩ năng mềm để hs áp dụng vào cuộc sống). 4. Đổi mới trong cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của hs, tỉ lệ giữa phần bắt buộc và phần tự chọn là 5-5, sự sáng tạo trong cách giải quyết tình huống của hs cần phải được xem trọng. 5. Cho gv thêm một chút quyền hành đối với hs, kiên quyết xử lí thẳng tay những hs xem thường truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc cũng như những gv xem nhẹ lương tâm nghề nghiệp, không vì cả nể mà chỉ xử lí theo kiểu nhắc nhở chung chung, dĩ hòa vi quý....” quách hữu cảnh - email: canhquchhuu@yahoo.com.vn
Trịnh Hằng (tổng hợp)
"Bệnh thành tích thực chất là bệnh giấu dốt"
Đại tướng Lê Đức Anh: "Bệnh thành tích thực chất là bệnh giấu dốt"
PV: Năm qua là năm chứng kiến nhiều vấn đề nổi cộm trong giáo dục. Và cũng chỉ còn khoảng 6 tháng nữa thôi, một kỳ thi tốt nghiệp THPT lại được tổ chức. Nhiều người dân Việt Nam sẽ khó có thể quên về hàng nghìn điểm 0 của môn lịch sử trong kỳ thi tốt nghiệp cách đây khoảng nửa năm.
Đại tướng nghĩ sao về phát biểu của Bộ trưởng Giáo dục trước hàng nghìn điểm “0” môn lịch sử trong kỳ thi tốt nghiệp năm ngoài?
Đại tướng Lê Đức Anh (Ảnh: Báo Giáo dục Việt Nam) |
Thời điểm đó, mình thắng Mỹ làm sao được, mình là một nước nông nghiệp lạc hậu, chưa có vũ khí gì hết, không làm ra được 1 chiếc ô tô, xe máy. Đó là chúng ta bảo vệ được độc lập và Pháp, Mỹ phải rút quân. Sự thực như thế nào nói như thế, không được nói dối.
Còn đối với cấp dưới, khi báo cáo cũng phải báo cáo cho đúng. Nhưng dựa theo những hiểu biết, khi nghe báo cáo ở dưới lên để xem có đúng không thì tôi cũng phải nắm được sự việc ấy. Cho nên khi nghe phải nghe trực tiếp.
Nhều khi báo cáo từ dưới lên, tôi vẫn phải đi thực tế, xuống cơ sở, trong lòng địch để nắm tình hình. Thông thường là nói dối. Không tiêu diệt được hết địch cũng nói tiêu diệt được hết địch, làm sao mà tiêu diệt được cả trung đoàn, cả sư đoàn? Cái đó là phổ biến.
Tuy nhiên không phải cái gì mình cũng đi kiểm tra hết được nên khi tôi nghe báo cáo xong phải tổng hợp và trừ hao đi 50% . Ví dụ như họp báo cáo mà nghe diệt được 100 thằng địch thì phải trừ đi 50% số ấy. (Cười)
Đại tướng Lê Đức Anh khẳng định: Giáo dục là ngành quan trọng bậc nhất của đất nước. Như vậy, Bộ giáo dục Việt Nam cần phải có một vị “tướng” thực sự giỏi, bản lĩnh để lãnh đạo tận tâm, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm trước những quyết định mình đưa ra.
Hiện nay, xét về tổng thể lương của ngành giáo dục là tương đối cao nhưng xét về thu nhập lại là thấp so với các ngành khác. Như vậy, nhà nước cần đầu tư nhiều hơn cho giáo dục. Tăng cường tuyên truyền cho người dân hiểu chính sách giáo dục của nhà nước để có sự phối hợp giữa nhân dân và nhà nước đưa lĩnh vực tối quan trọng này phát triển.
Trân trọng mời độc giả tiếp tục theo dõi cuộc trao đổi lý thú giữa phóng viên báo Giáo dục Việt Nam và Đại tướng Lê Đức Anh.
(Còn nữa)
Dạy học sinh cá biệt: Lạt mềm buộc chặt
Làm sao dạy học sinh cá biệt nên người luôn là câu hỏi khó tìm lời giải. Nhưng có những giáo viên vẫn chịu khó, sáng tạo để tìm ra “thuốc đặc trị”.
Lớp 10A3 Trung tâm GDTX Tân Bình đầu năm có 2/3 HS cá biệt, nay HS đã ngoan và lớp xếp hạng 5 trong thi đua toàn trường - Ảnh: Minh Luân . |
Đồng cảm và bảo vệ
Ông Trần Tấn Tài - Phó phòng Giáo dục Q.5, TP.HCM, nhiều năm làm Hiệu trưởng Trường THCS Trần Bội Cơ cho biết, ông đã từng phát hiện, xử lý rất nhiều vụ học sinh (HS) liên quan đến trộm tiền bạn học. Nhưng có điều khá đặc biệt là khi tìm ra thủ phạm, ông không công khai danh tánh mà lại bảo vệ các em. Điều này mới nghe qua có vẻ nghịch lý, nhưng ông cho rằng, nếu nêu tên, bạn học biết mình là kẻ cắp, các em sẽ mặc cảm và ghét bỏ cả thầy cô. Chẳng những thế, khi bị bạn bè chế giễu là kẻ ăn cắp thì các em sẽ bị ảnh hưởng tâm lý rất lớn, dễ dẫn đến chán học.
Ông cũng chia sẻ kinh nghiệm phát hiện học sinh trộm tiền thông qua phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả: Loại trừ. HS sẽ lấy ra một mẫu giấy, ghi và trả lời các câu hỏi như: Em có “lỡ” lấy tiền của bạn không? Bạn nào thường hay lấy đồ của bạn khác mà không trả? Trước thời gian bạn bị mất trộm, em thấy ai khả nghi?…
“Do các em không ghi tên trong giấy nên sẽ trả lời rất thật và mạnh dạn. Sau đó mình lọc lại thì chỉ còn khoảng 5-6 em khả nghi. Mình chỉ cần mời từng em lên làm việc, mình nhìn thẳng vào mắt các em, nếu em nào lấy trộm, chắc chắn không dám nhìn lại. Đồng thời, mình đánh vào lỗi lầm của các em như một sự đồng cảm: ai cũng từng có lỗi lầm và thầy cũng vậy, cũng từng mắc sai lầm. Nhưng quan trọng mình biết nhận lỗi và sửa sai để trở thành người tốt.
Cuối cùng mình hứa với HS là sẽ bảo vệ, không để ai biết em là kẻ cắp. Nếu mình thực hiện được điều hứa, các em sẽ thấy tin tưởng ở thầy cô giáo, và chắc chắn các em sẽ phấn đấu”, ông Tài nói.
Tìm cách giải tỏa năng lượng
5 năm trở về trước, Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ, Q.4, TP.HCM nằm trong tình trạng “báo động đỏ”. Ông Trần Ngọc Minh - nguyên Hiệu trưởng, cho biết: “Chuyện “choảng” nhau của HS trường này trước kia như cơm bữa. Một ngày đánh nhau mấy lần, đánh trong trường, đánh ngoài đường, lôi cả giang hồ vào đánh”…
" Người thầy phải có cái tâm mới có thể chuyển hóa được học sinh cá biệt, yếu kém thành ngoan hiền" - Tiến sỹ Trương Công Thanh |
“Khi vui chơi, hoạt động trong các CLB, các em sẽ hết năng lượng, và khi về nhà là các em ngủ, nghỉ, không đi quậy phá, lâu ngày sẽ thành thói quen. Đồng thời thầy cô giáo phải có quá trình theo dõi sự thay đổi của các em”, ông Minh nói.
Mặt khác, ông cũng nhận ra rằng, những HS lớp 10 thường xuyên đánh nhau nhất. Bởi các em đến từ nhiều trường, nhiều nơi khác nhau nên chưa có thời gian hiểu nhau. Do vậy, cứ mỗi đầu năm học, ông lại sinh hoạt cho HS tự giới thiệu để tạo sự gần gũi.
Tìm hiểu tâm lý từng đối tượng
Trong các trường giáo dục thường xuyên, tình hình phức tạp hơn. Theo ông Phan Minh Khoa - Giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên Q.Tân Bình (TP.HCM), HS giáo dục thường xuyên thường có học lực yếu, hoàn cảnh cá biệt (nghèo, nhập cư từ các tỉnh, đã nghỉ học, vừa đi học vừa đi làm, lớn tuổi…) nên giáo dục HS này không vi phạm đạo đức là điều rất khó.
Hiểu đặc điểm của HS, ông đề ra biện pháp: giáo viên khi tiếp cận một trường hợp HS hư phải xác định lứa tuổi, giới tính để nắm được tâm sinh lý của HS, nguyên nhân dẫn HS đến chỗ cá biệt (do mâu thuẫn gia đình; cha mẹ thường xuyên cãi vã, ly hôn; cha mẹ nuông chiều; mồ côi cha, mẹ; ở xa gia đình…). Từ đó, giáo viên tiếp cận HS vi phạm bằng cách lắng nghe HS giải trình, thái độ tôn trọng và hòa nhã. Ông Khoa khẳng định: “Đối tượng HS này mình cần phải tìm giải pháp tâm lý sẽ hiệu quả hơn là kỷ luật nghiêm khắc”.
Tiến sĩ Trương Công Thanh - Viện Nghiên cứu giáo dục, cho rằng: “Để giáo dục HS cá biệt khó hơn rất nhiều so với dạy HS khá giỏi. Người thầy phải có cái tâm mới có thể chuyển hóa được HS cá biệt, yếu kém thành ngoan hiền. Hiện nhiều trường chỉ có phần thưởng cho những thầy cô giáo bồi dưỡng HS giỏi mà không chú ý đến giáo viên dạy HS cá biệt. Điều này khiến giáo viên không có động lực trong việc cảm hóa, dạy bảo tâm huyết HS cá biệt”.
Theo Minh LuânThanh Niên