Buồn không thể tả!
Hôm nay, nhìn khoảnh sân vườn của mình bị thu hẹp mà lòng buồn không thể tả!
Chỉ vì đồng lương không đủ nuôi con mà mình đành phải bán đi nửa miếng đất vốn đã nhỏ bé của mình! Trên miếng đất này có căn nhà nhỏ mà khi vợ chồng mình ra riêng có biết bao kỷ niệm vui buồn! Nhớ ngày đầu tiên khi mới ra riêng (khi đó cả khu vực này còn hoang vắng lắm, xung quanh chỉ toàn vườn và ruộng nhìn ngút tầm mắt, chỉ có duy nhất căn nhà nhỏ bé của vợ chồng mình), sau một đêm ngủ thức dậy, mình ẳm con gái út ra cho nó đánh răng, còn mình vào bếp nấu nước pha café. Tự nhiên mình có cảm giác gì đó không an, quay lại thấy con gái của mình (khi đó nó chưa đầy hai tuổi) cứ cầm bàn chải đánh răng quơ quơ- còn cái đầu của nó cứ gật lên gật xuống và nhìn chăm chăm một cái gì đó, nhìn theo tầm mắt của nó thì trời ...ạ!! một con rắn hổ đất đang chăm chăm ...nghinh con gái mình và cái đầu của nó lắc lư theo nhịp bàn chải của đứa bé và cách nó chưa đầy hai thước! Điếng hồn mình chụp ngay cây song gài cửa đập ngay vào cái đầu con rắn (mặc dù thuở ấy mình rất sợ rắn), thật may mình đập trúng, con rắn bật chết, mình lấy cái cây khều xác nó liệng tuốt ra vườn (gặp bây giờ thì chắc đã có một nồi cháo rắn để nhậu ngon lành)!
Rồi còn cái lan can trước nhà, khi đó con gái mình chỉ đứng cố nhiến chân thì đầu của nó chỉ cao khỏi lan can chút đỉnh, nó vừa nhiến chân vừa cười vui với Ông Nội đi chợ về với gói quà sáng trên tay cho nó (Cha mình rất cưng hai đứa cháu nội gái, sáng nào khi đi chợ uống café về Ông không bao giờ quên ghé qua nhà mình và cho hai bé khi thì gói xôi, khi thì bịt chè, củ khoai, ... nói chung là đủ thứ đồ ăn điểm tâm sáng)!
Và...còn nhiều...nhiều kỷ niệm khác nữa!
Khi mình tạm có chút tiền mình cất căn nhà lớn hơn sát vách, còn căn nhà cũ mình dùng để dạy thêm học sinh, hai mươi mấy mùa dạy học sinh trong căn phòng học nhỏ nhoi này!
Vậy mà...bây giờ mình đành phải đứt ruột giao nó cho người khác để nhận lại một khoản tiền đối với mình là lớn (nhưng đối với nhu cầu ngày nay thì nó quá ít)!
Từ nay, những cây kiểng của mình không còn bao nhiêu (diện tích bị thu hẹp nên đành phải chia tay rất, rất nhiều người bạn đáng yêu của mình).
Buồn quá đi thôi!
Hai mươi lăm năm giảng dạy để rồi cuối cùng vẫn không nuôi nỗi hai con đi học bằng đồng lương chân chính, phải bán đi mảnh đất của mẹ cha để lại cho mình! Nghề dạy học vốn đã bạc bẽo, hôm nay mình lại càng thấy nó bạc bẽo nhiều hơn nữa! Nhìn những học sinh của mình thấy các em vui đùa mình cũng rất thương, rất mến các em, nhưng chắc có lẽ một ngày không xa, nếu ngành GD- ĐT không có gì thay đổi (thay đổi thực chất chứ không phải hô khẩu hiệu) mình đành phải chia tay với nghề (chia tay vì đồng lương quá thấp cũng như quá chán với những bê bối trong ngành, bầu nhiệt huyết của mình đã cạn, cạn dần rồi!!)
Vô đề!
Đọc thấy việc trọng dụng nhân tài ở các địa phương mà phát rầu! Hô hào dữ lắm rồi cũng như không! Không chừng như cô P.T.C bị địa phương từ chối mà lại là may mắn hổng chừng, chứ được nhận mà không trọng dụng thì thà làm việc nơi khác! Hiện nay, các bạn phải có 4c họa may mới có chỗ đứng ngon lành! Nhìn qua việc thành lập trường ĐH, hi...hi...đố ai nói được ông Bộ làm sai (ổng vừa đá bóng, vừa thổi còi mà)! Nhìn vào ngành giáo dục nước nhà, ngày một nản (đề cho ngày một dễ dần, nhưng điểm tuyển cũng ngày một thấp dần- ở cả các cấp học). Hì...hì...mai này nếu lỡ bị bệnh, hổng biết mình có nên đi khám bệnh không ta...!!! Lỡ cảm mà bị kêu...mổ...não....chắc...chết...!!!
Thử một lần xem sao!
Mấy ngày nay đọc báo thấy dân chúng than về các khoản đóng góp tiền trường phát sợ!
Thưa bà con, em cũng là một thành viên có con cháu đang học ở các trường khác, em cũng thấy tiền trường (tên gọi chung các khoản đóng có liên quan đến trường) mỗi năm mỗi tăng, nhiều khoản thu hết sức vô lý, tên gọi các khoản đó thiệt tình chắc chỉ có ở các trường học nước ta. Rồi nghe giám đốc các Sở GD hứa thế này thế nọ, nhưng rồi đâu vẫn hoàn đó, năm nào cũng vậy!
Em có một đề nghị nho nhỏ thôi: Hễ trường nào thu các khoản ngoài quy định, thì cứ cách chức ông Hiệu trưởng trường đó! Xin các Ngài Giám đốc Sở GD thử xem, sẽ thấy tác dụng ngay! Chứ nói hoài cũng vậy thôi, có thay đổi gì đâu!
Vào đời có cần mảnh bằng đại học?
Khi mà các nơi tuyển dụng đều yêu cầu tuyển người có bằng đại học chính quy thì bạn nghĩ có cần không?
Tôi có bằng đại học nhưng không phải là bằng chính quy, vậy anh có nhận tôi không?
Rất nhiều người nói vào đời và thành đạt không cần bằng đại học, vậy cho tôi hỏi: những người thành đạt và không có một mảnh bằng lận lưng trong xã hội ngày nay liệu có bao nhiêu người?
MTBT đang thui chột sự tư duy của HS lớp nhỏ!
Mình không hề có ác ý gì với cái máy tính bỏ túi. Nhưng giờ đây mình quá xá bực với nó!
Đám trò nhỏ của mình đã quá quen từ các lớp dưới khi sử dụng máy tính nên đến lúc này các em không biết gì cả. Sự tư duy của các em đã bị máy tính bỏ túi (MTBT) đánh cắp mất rồi. Một học sinh lớp 6 thú nhận với mình là em không hề biết làm toán chia (mình đã kiểm chứng qua bài toán chia 2436 cho 12). Các học sinh lớp 8 không thể nào khai triển được hằng đẳng thức đáng nhớ vì các em không hề nhìn ra được 25 chính là 5 bình phương. Học sinh lớp 9 thì căn bậc hai của 81 bằng bao nhiêu không thể tính được!!! Các em chỉ biết bấm bấm và bấm MTBT mà thôi! MTBT có lợi ích điều đó không thể phủ nhận, nhưng nhiều thầy cô chúng ta đã cho các em lạm dụng quá nhiều rồi (1 + 1 mà nhiều em học sinh lớp 7 cũng bấm máy nữa thì hết biết luôn)!.
Nên chăng Bộ GDĐT nên cấm sử dụng MTBT ở các khối lớp cần rèn luyện khả năng tính nhẩm (từ lớp 1 đến lớp 7)!
Đã đến lúc các lớp nhỏ nên tập nói không với MTBT và ngay cả thầy cô đứng lớp các khối lớp này cũng vậy!
Đám trò nhỏ của mình đã quá quen từ các lớp dưới khi sử dụng máy tính nên đến lúc này các em không biết gì cả. Sự tư duy của các em đã bị máy tính bỏ túi (MTBT) đánh cắp mất rồi. Một học sinh lớp 6 thú nhận với mình là em không hề biết làm toán chia (mình đã kiểm chứng qua bài toán chia 2436 cho 12). Các học sinh lớp 8 không thể nào khai triển được hằng đẳng thức đáng nhớ vì các em không hề nhìn ra được 25 chính là 5 bình phương. Học sinh lớp 9 thì căn bậc hai của 81 bằng bao nhiêu không thể tính được!!! Các em chỉ biết bấm bấm và bấm MTBT mà thôi! MTBT có lợi ích điều đó không thể phủ nhận, nhưng nhiều thầy cô chúng ta đã cho các em lạm dụng quá nhiều rồi (1 + 1 mà nhiều em học sinh lớp 7 cũng bấm máy nữa thì hết biết luôn)!.
Nên chăng Bộ GDĐT nên cấm sử dụng MTBT ở các khối lớp cần rèn luyện khả năng tính nhẩm (từ lớp 1 đến lớp 7)!
Đã đến lúc các lớp nhỏ nên tập nói không với MTBT và ngay cả thầy cô đứng lớp các khối lớp này cũng vậy!
Một chút lãng đãng
Hôm chủ nhật cùng với những người bạn có cùng chung sở thích (Hoa Kiểng) đi chơi! Rất vui! Lần đầu tiên mình có thể gặp khá nhiều ACE trên diễn đàn DLR mà hồi nào giờ "Văn kỳ thanh bất kiến kỳ hình" hi...hi... lâu lâu xổ nho chùm cho nó kêu chơi! Ngoài gặp mặt vui vẻ, mình còn thu thập được nhiều loại cây mà mình cố gắng tìm để sưu tầm rất lâu rồi mà chưa được, trong số đó cây mà mình thích nhất là cây Thiên điểu (không phải do TV chiếu phim Hoa Thiên điểu mà mình thích cây này đâu, thật ra mình không thích xem phim này (nói chung gu của mình là phim hành động HK, phim bộ Kim Dung, còn phim Hàn Quốc và Đài Loan dứt khoát cho qua, phim Việt Nam và phim Mỹ có phim xem phim không)). Còn về cây Thiên điểu thì do trước đây khi mình xem một tài liệu về Hoa kiểng nước ngoài nhìn thấy ảnh chụp của em nó, mình mê luôn- sau đó bỏ công đi tìm, một lần cách nay hai năm gặp em nó ở vườn hoa Đà Lạt lập tức chạy ngay xuống nơi bán hoa cuối vườn hoa liên hệ với người quen nài nỉ chia lại một đơn vị- xách về trồng (kết quả- tiêu tùng- vì cây không hạp khí hậu quê mình!).
Hôm nay gặp em được trồng khá tốt ở Sa Đéc- mình lò dò hỏi thăm được biết em đã được trồng và thuần hóa từ hôm Tết đến nay và đã nhân giống được. Mình hỏi mua, anh chủ vườn qua một hồi trò chuyện với mình rất hạp tánh nhau nên vui vẻ đồng ý (và còn rủ mình khoảng hơn ba tháng nữa xuống đây sẽ gặp nhiều giống hoa mới do anh nhân giống- nếu thích anh sẽ chia lại cho với giá hữu nghị của bạn bè).
Chị Ng. thì tặng cho mình củ huệ lá hai màu tuyệt đẹp, Th. tặng cho mình một loạt cây con giống sứ mới, anh S. tặng mình hai dây Thiên lý,... ôi gặp bạn hiền đã vui rồi mà còn được tặng quà đúng sở thích nữa hỏi còn vui nào vui hơn!
Nghĩ lại có những kẻ ngồi trên mình nhưng liệu suốt ngày gầm đầu lo suy nghĩ chuyện này, chuyện kia để đấu đá lẫn nhau, liệu họ có thanh thản hưởng được cái thú vui này không nhỉ! Chắc chắn là không!
Năm nay bị đì cho dạy các lớp "dạt" theo cách gọi của nhiều GV bị đì giống mình, nhưng cũng khá bất ngờ- ngày đầu tiên vào dạy các lớp này, các em lại hiền ngoan và rất dễ thương- chỉ bị cái "tội" học dỡ quá, căn bản mất tiêu rồi (vất vả đây)- nhưng không sao, miễn các em và mình hạp ý thì chắc chắn mình sẽ thực hiện được việc cần làm: lên lớp! thi đậu vào lớp 10! Thầy trò mình cùng cố gắng nhé! Một năm học mới đầy gian nan thử thách!
Bi quan!
Ngồi ngẫm nghỉ lại, từ khi còn bé bắt đầu biết cảm nhận cuộc đời tới bây giờ- mình thất bại nhiều quá- nếu không muốn nói là hình như không có cái gì là thành công!
Nếu cho mình chọn nghề trở lại, dứt khoát không bao giờ mình chọn nghề giáo- mặc dù mình rất thích làm thầy giáo!
Ngày xưa mình chọn vì nghĩ rằng: đây là một nghề tiếp nối với quãng đời học sinh tươi đẹp của mình, trong đó không có vụ lợi, không có tranh giành- Một sai lầm không gì có thể tha thứ được!
Thất bại thứ hai là mình chọn T...làm quê hương của mình- thất bại ghê gớm, nơi đây không phải là đất dụng nhân tài (hổng biết mình có tài hay không- nhưng chắc cũng có chút chút dù là tài vặt)- họ chỉ chọn cho lên chức những người biết nghe lời họ- dễ sai, dễ bảo- dù theo mình và theo nhiều, rất nhiều người khác đây là những kẻ bất tài.
Bây giờ mình mới thấm thía câu: Ngu dốt + Tích cực = Đại phá hoại
Chỉ vài năm thôi, họ đã biến một ngôi trường từ đứng thứ nhất, thứ nhì trong toàn tỉnh thành hạng bét: từ học lực, hạnh kiểm HS đến sự đoàn kết một lòng của GV cũng ngày một biến mất- mâu thuẫn nội bộ ngày một nhiều, ngày một gia tăng mà không thấy ai dám nói- nói là chết liền, bằng chứng là mình đây: từ một GV chưa từng bị cắt thi đua trong suốt 20 năm, từng dạy đậu nhiều HSG cho đội tuyển trường, huyện, tỉnh- tham gia mang về rất nhiều thành tích cho trường trong các phong trào. Thế mà chỉ vì bất bình về việc tái diễn trường chuyên, lớp chọn- ngây thơ chạy theo "Hai không" lên tiếng một cái- hic...hic...te tua luôn, bây giờ mình chỉ còn là chiếc bóng- không còn được tham gia bất cứ cái gì: BDHSG-không, dạy các lớp khá- không, các phong trào mà mình yêu thích- không.
Một thất bại lớn khác- chung quy cũng từ chọn nghề mà ra- nghèo: nhiều người nhìn vào tưởng mình rất giàu vì hầu như cái gì mình cũng có: nhà cửa, tiện nghi- nhưng ít ai biết tất cả đều do cha mẹ và các anh chị em trong gia đình thương xót ban cho- Phải công bằng mà nói mình cũng không đến nỗi nghèo rớt mùng tơi, cũng có chút chút để sắm sửa vài món lặt vặt và cơm ngày hai bữa, dư chút đỉnh chơi hoa kiểng- Nhưng khi nuôi hai con học đại học cái khó khăn bắt đầu ngày một lộ dần ra, đến bây giờ mình đã quá đuối, nợ nần đã nhìn ngó mình ngày một nhiều- vẫn còn trả nỗi nhờ dạy thêm, nhưng hiện nay họ trù dập mình đến độ không cho phép mình dạy với lý do bị cắt thi đua, dù cho mình dạy thêm từ xưa tới nay bằng cái tâm không hề có tai tiếng gì với HS và PH- đói là cái chắc. Mình vốn là con người rất lạc quan, khi thất bại thường tự nhủ "Tái ông mất ngựa!", nhưng giờ thì niềm lạc quan đó không còn nữa!
Nỗi niềm này liệu trời có thấu không!
Nếu cho mình chọn nghề trở lại, dứt khoát không bao giờ mình chọn nghề giáo- mặc dù mình rất thích làm thầy giáo!
Ngày xưa mình chọn vì nghĩ rằng: đây là một nghề tiếp nối với quãng đời học sinh tươi đẹp của mình, trong đó không có vụ lợi, không có tranh giành- Một sai lầm không gì có thể tha thứ được!
Thất bại thứ hai là mình chọn T...làm quê hương của mình- thất bại ghê gớm, nơi đây không phải là đất dụng nhân tài (hổng biết mình có tài hay không- nhưng chắc cũng có chút chút dù là tài vặt)- họ chỉ chọn cho lên chức những người biết nghe lời họ- dễ sai, dễ bảo- dù theo mình và theo nhiều, rất nhiều người khác đây là những kẻ bất tài.
Bây giờ mình mới thấm thía câu: Ngu dốt + Tích cực = Đại phá hoại
Chỉ vài năm thôi, họ đã biến một ngôi trường từ đứng thứ nhất, thứ nhì trong toàn tỉnh thành hạng bét: từ học lực, hạnh kiểm HS đến sự đoàn kết một lòng của GV cũng ngày một biến mất- mâu thuẫn nội bộ ngày một nhiều, ngày một gia tăng mà không thấy ai dám nói- nói là chết liền, bằng chứng là mình đây: từ một GV chưa từng bị cắt thi đua trong suốt 20 năm, từng dạy đậu nhiều HSG cho đội tuyển trường, huyện, tỉnh- tham gia mang về rất nhiều thành tích cho trường trong các phong trào. Thế mà chỉ vì bất bình về việc tái diễn trường chuyên, lớp chọn- ngây thơ chạy theo "Hai không" lên tiếng một cái- hic...hic...te tua luôn, bây giờ mình chỉ còn là chiếc bóng- không còn được tham gia bất cứ cái gì: BDHSG-không, dạy các lớp khá- không, các phong trào mà mình yêu thích- không.
Một thất bại lớn khác- chung quy cũng từ chọn nghề mà ra- nghèo: nhiều người nhìn vào tưởng mình rất giàu vì hầu như cái gì mình cũng có: nhà cửa, tiện nghi- nhưng ít ai biết tất cả đều do cha mẹ và các anh chị em trong gia đình thương xót ban cho- Phải công bằng mà nói mình cũng không đến nỗi nghèo rớt mùng tơi, cũng có chút chút để sắm sửa vài món lặt vặt và cơm ngày hai bữa, dư chút đỉnh chơi hoa kiểng- Nhưng khi nuôi hai con học đại học cái khó khăn bắt đầu ngày một lộ dần ra, đến bây giờ mình đã quá đuối, nợ nần đã nhìn ngó mình ngày một nhiều- vẫn còn trả nỗi nhờ dạy thêm, nhưng hiện nay họ trù dập mình đến độ không cho phép mình dạy với lý do bị cắt thi đua, dù cho mình dạy thêm từ xưa tới nay bằng cái tâm không hề có tai tiếng gì với HS và PH- đói là cái chắc. Mình vốn là con người rất lạc quan, khi thất bại thường tự nhủ "Tái ông mất ngựa!", nhưng giờ thì niềm lạc quan đó không còn nữa!
Nỗi niềm này liệu trời có thấu không!
Cái gì của Ceasar thì trả lại cho Ceasar!
Hôm nay, họp phiên họp đầu tiên của cả H...P. Không khí thật căng thẳng, báo hiệu một năm học mới không yên ắng!
Thầy HT tóm tắt những ưu khuyết điểm trong năm học qua (khuyết nhiều- rất nhiều, còn ưu thì ít quá ít), điều quan trọng là khuyết điểm hình như (thầy không nói rõ nhưng ai cũng hiểu) toàn là của GV. Cuối cùng kết luận: vì cái đó mà trường và địa phương rớt đủ thứ chuẩn (lại là chuẩn). Nhưng chưa hết, cao trào đã đến: thầy nhấn mạnh "chất lượng" cực kỳ đi xuống thể hiện qua các con số mà sau đó thầy mời cô HP thống kê và nêu lên...Trời ơi vừa nghe xong cả HĐ bị sốc! Ngay cả mình đã chuẩn bị tư thế mà vẫn bị choáng- mình dạy HS đạt kết quả tệ vậy sao trời- nếu tệ vậy thì tốt nhất mình nên: NGHỈ VIỆC! G...N các lớp không thể tin vào tai mình khi nghe những con số thống kê lạnh lùng mà cô HP nêu ra, cả H...P bắt đầu ồn ào không quản lý nổi, người này đòi xem xét lại, GV kia nói coi chừng lấy lộn kết quả của trường nào đó- nhưng thầy HT vẫn khăng khăng: bảng điểm còn đó, kết quả còn đó không thể chối cải được!
Bình tĩnh trở lại, cô C...Đ yêu cầu cô HP cho mượn bảng điểm xem xét lại và...và...một điều tưởng khó tin nhưng có thật: một HPCM mà quên nhân hệ số các môn quy định trước khi thống kê, một thầy HT không thèm kiểm tra cứ nói cho sướng miệng!!! Kết quả đúng như GV đã biết và dự đoán: rất cao, thậm chí đứng đầu khu vực nữa là khác! Năm ngoái thầy đã một lần tuyên bố ... tào lao (xin lỗi mình không biết dùng từ gì khác)...khi không thèm thống kê kỹ, năm nay tiếp tục tuyên bố...!!!...!!! không biết rồi đây còn ai tin vào những gì thầy tuyên bố nữa không hở thầy!
Để chữa quê, thầy bắt đầu nêu các yếu kém trong năm qua của từng GV, đến đây thì nhiều người bắt đầu hết chịu nổi, ý kiến và ý kiến, toàn là những ý kiến theo ý thầy HT thì ít, mà nghịch ý thầy thì nhiều, trong đó có cả mình- Thôi rồi, năm tới thi đua lại bị cắt nữa, chắc chắn luôn!
Rồi thì những con số màu hồng dưới thời của thầy được tô lên, những con số màu đen của giai đoạn trước đó bị đồ đậm (mà không hề đúng với một nguyên tắc thống kê nào cả- mặc dù xuất thân của thầy là GVT).
Vừa tức, vừa buồn cười cho mình- đã biểu đừng có ý kiến ý cò gì nữa mà không cầm lòng được- Cho mầy chết!!! Chết chắc chứ còn gì nữa! Cái gì của Ceasar thì trả lại cho Ceasar thôi!
Thầy HT tóm tắt những ưu khuyết điểm trong năm học qua (khuyết nhiều- rất nhiều, còn ưu thì ít quá ít), điều quan trọng là khuyết điểm hình như (thầy không nói rõ nhưng ai cũng hiểu) toàn là của GV. Cuối cùng kết luận: vì cái đó mà trường và địa phương rớt đủ thứ chuẩn (lại là chuẩn). Nhưng chưa hết, cao trào đã đến: thầy nhấn mạnh "chất lượng" cực kỳ đi xuống thể hiện qua các con số mà sau đó thầy mời cô HP thống kê và nêu lên...Trời ơi vừa nghe xong cả HĐ bị sốc! Ngay cả mình đã chuẩn bị tư thế mà vẫn bị choáng- mình dạy HS đạt kết quả tệ vậy sao trời- nếu tệ vậy thì tốt nhất mình nên: NGHỈ VIỆC! G...N các lớp không thể tin vào tai mình khi nghe những con số thống kê lạnh lùng mà cô HP nêu ra, cả H...P bắt đầu ồn ào không quản lý nổi, người này đòi xem xét lại, GV kia nói coi chừng lấy lộn kết quả của trường nào đó- nhưng thầy HT vẫn khăng khăng: bảng điểm còn đó, kết quả còn đó không thể chối cải được!
Bình tĩnh trở lại, cô C...Đ yêu cầu cô HP cho mượn bảng điểm xem xét lại và...và...một điều tưởng khó tin nhưng có thật: một HPCM mà quên nhân hệ số các môn quy định trước khi thống kê, một thầy HT không thèm kiểm tra cứ nói cho sướng miệng!!! Kết quả đúng như GV đã biết và dự đoán: rất cao, thậm chí đứng đầu khu vực nữa là khác! Năm ngoái thầy đã một lần tuyên bố ... tào lao (xin lỗi mình không biết dùng từ gì khác)...khi không thèm thống kê kỹ, năm nay tiếp tục tuyên bố...!!!...!!! không biết rồi đây còn ai tin vào những gì thầy tuyên bố nữa không hở thầy!
Để chữa quê, thầy bắt đầu nêu các yếu kém trong năm qua của từng GV, đến đây thì nhiều người bắt đầu hết chịu nổi, ý kiến và ý kiến, toàn là những ý kiến theo ý thầy HT thì ít, mà nghịch ý thầy thì nhiều, trong đó có cả mình- Thôi rồi, năm tới thi đua lại bị cắt nữa, chắc chắn luôn!
Rồi thì những con số màu hồng dưới thời của thầy được tô lên, những con số màu đen của giai đoạn trước đó bị đồ đậm (mà không hề đúng với một nguyên tắc thống kê nào cả- mặc dù xuất thân của thầy là GVT).
Vừa tức, vừa buồn cười cho mình- đã biểu đừng có ý kiến ý cò gì nữa mà không cầm lòng được- Cho mầy chết!!! Chết chắc chứ còn gì nữa! Cái gì của Ceasar thì trả lại cho Ceasar thôi!
Tại sao? Tại sao? và Tại sao?
Sáng nay, nhân đọc bài báo "Yêu cầu làm rõ việc học lên cao, học lực lại giảm" trên báo Tuổi trẻ nói về vấn đề học sinh đạt Khá, Giỏi nhiều ở cấp 2, nhưng lại giảm sút đáng kể ở cấp 3- thiệt tình mà nói: "Nguyên nhân biết rồi còn hỏi!"
Hiện nay các trường vẫn còn chạy theo thành tích quyết liệt, không tin ư? Hãy nhìn vào báo cáo cuối năm của một số trường thì rõ.Mặc dù trước đây Bộ GD không cho phép có loại hình trường chuyên lớp chọn ở cấp 2, nhưng hiện nay một số trường (khá nhiều đó), vẫn âm thầm tuyển lớp chọn. Học sinh khá giỏi đã được tuyển ra riêng hết rồi, nhưng các lớp còn lại cuối năm vẫn có cực nhiều học sinh khá giỏi, yếu và kém rất ít- giải thích sao đây, học sinh Việt Nam số 1 thế giới hay là giáo viên Việt Nam dạy giỏi số 1 thế giới. Chưa hết, ở các lớp chọn này vẫn còn rơi rớt một vài học sinh "không biết vì sao mà mình được chọn vào" học lực thì lèng xèng thôi, vô chung lớp với các bạn khá giỏi nên theo không nổi, đuối dần ... đuối dần đâm ra nản học luôn- nếu em đừng vào các lớp này thì mọi chuyện có thể trở nên đã khác- tại ai: tại em? tại trường? hay tại cha mẹ của em?
Ở các lớp khác thì do không còn hoặc còn rất ít học sinh khá giỏi, học sinh thực chất yếu kém thì rất nhiều (hổng tin ư? nhìn vào kết quả kiểm tra chất lượng đầu năm thì rõ chỉ chừng 20- 30% đạt điểm trung bình), nhưng Ban thi đua nhà trường vẫn đưa ra chỉ tiêu chót vót: ít nhất cũng 70% nếu không thì bị cắt thi đua- thật tình mà nói hiện nay rất nhiều giáo viên không còn màng tới thi đua nữa rồi, vì chẳng được gì cả (danh tiếng ư- thực chất ai cũng biết, tiền thưởng ư- ngay cả Tết còn hổng có đồng nào nói gì tiền thưởng)- nhưng lỡ bị cắt thi đua rồi thì "Trời ơi!" giống như một tội đồ bị nói bóng nói gió xỏ xiên nghe phát sợ, phát chán- do đó giáo viên phải nhắm mắt mà theo chỉ tiêu- rồi còn bày đặt thi học sinh giỏi- trường nào đạt cái này nhiều là trường đó có tiếng, do đó BGH chỉ lo tập trung nhiều vào mảng này mà lơ là mảng học sinh yếu, trung bình!
Khi lên cấp 3, khi đó các em phải học thực hơn (ít ra là thực hơn cấp 2- vì chỉ chịu sự quản lý của Sở GD mà thôi- còn cấp 2 phải chịu sự chi phối của phòng GD, UB huyện, UB xã) khi đó mọi yếu kém bắt đầu bộc lộ ra!
Muốn sửa đổi ư: Thứ nhất trường cấp 2 chỉ nên chịu sự chỉ đạo của ngành dọc: Sở GD- tất nhiên có một ban phụ trách nằm ở mỗi huyện (chứ không phải là Phòng GD)- khi đó mọi chỉ đạo của Sở không còn "5 cha 3 mẹ" làm sai lệch ý ban đầu, trường không còn bị áp lực hai ba tầng nữa (nay tiếp đoàn thanh tra sở, mai tiếp đoàn thanh tra phòng, mốt tiếp đoàn thanh tra huyện,...). Các trường cấp 2 ở các tỉnh tự chủ về tài chánh (lãnh lương trực tiếp từ kho bạc, chứ không cần thông qua PGD- quyết toán trực tiếp qua Tài chánh, không qua PGD) như vậy BGH dễ dàng thu chi nhanh chóng những chuyện ích trường lợi lớp không lâu lắc như hiện nay, nếu làm sai BGH chịu trách nhiệm! Thứ ba: đã hủy bỏ trường chuyên lớp chọn ở cấp 2 thì nên hủy bỏ triệt để, kiểm tra triệt để dứt bỏ tận gốc- nó là nguyên nhân làm yếu kém học sinh, gây mất đoàn kết nội bộ (giáo viên này được dạy lớp ngon còn giáo viên kia không được, giáo viên mất lòng tin vào BGH không còn động lực phấn đấu nâng cao nghề nghiệp. Thứ tư: bỏ thi học sinh giỏi, bỏ thi giáo viên giỏi vì chẳng được lợi ích gì- rất nhiều học sinh thi đạt học sinh giỏi môn này, môn kia nhưng khi thi tuyển vào lớp 10 lại bị đuối ngay môn mình đạt giỏi, lên cấp 3 các em này cũng bị mờ nhạt và mất hẳn (do gặp hên xui khi thi trúng tủ ở kỳ thi HS giỏi). Thứ năm: khoán thẳng chương trình cho giáo viên chứ không phải chỉ khoán đến Sở GD, để giáo viên tự chủ trong vấn đề giảng dạy, phân phồi chương trình. Thứ sáu: Thi tuyển Hiệu trưởng- miễn giỏi và có đạo đức tốt, có khả năng quản lý tốt là được, không nhất thiết phải là Đảng viên mới được thi (có thể kết nạp cho họ sau này- vậy thì Đảng càng mạnh hơn vì đã tuyển được người giỏi- có năng lực lẫn đạo đức tốt), hoặc là do sự bầu cử dân chủ từ giáo viên của trường đó! Thứ bảy: xây cất trường học mới theo kịp đà phát triển của xã hội, không cần phải theo tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia, vì hiện nay rào cản lớn nhất chính là quỹ đất, có thể xây trường hai ba tầng, miễn làm sao trường có sân chơi đủ rộng, có bóng mát cây xanh là được, sân học thể dục cho các em thì hãy lựa tại một cơ sở tư nhân nào đó (hiện nay địa phương nào cũng có khá nhiều)- tất nhiên thuê mướn với giá cả hợp lý phải chăng. Thứ tám: đồ dùng thiết bị dạy học phải có chất lượng, phải đủ, phải theo kịp đà phát triển giáo dục của thế giới (chứ đừng lạc hậu), phải có nhanh chóng, kịp thời! Thứ chín: theo mình thì chủ thể của lớp học không phải là học sinh mà chính là giáo viên, giáo viên mà giỏi và biết cách điều hành lớp thì lớp đó chắc chắn tiến bộ, còn học sinh giỏi mà gặp giáo viên (xin lỗi) yếu thì chuyện gì xảy ra chắc các bạn cũng đoán được, do đó phải thay đổi từ lực lượng giáo viên, giáo viên mới đúng là trung tâm của lớp học (mà cũng phải thôi, một học sinh trong lớp nghỉ không làm ảnh hưởng đến hoạt động của lớp, nhưng nếu giáo viên nghỉ thì...hì...hì...lớp học loạn ngay). Thứ mười: trường nào mà cuối năm tỉ lệ trên trung bình (nhất là các môn: Toán, Văn, Anh văn đạt trên trung bình quá cao (từ 80% trở lên) thì nên kiểm tra, khảo sát và có hành động xử lý nghiêm khác, kịp thời ngay (để làm gương cho kẻ khác)- hãy chấp nhận kết quả "thương đau" ít nhất là 4 năm (ứng với cấp học).
Ui...da...! Ủa mình đang ở đâu đây? Trời ngủ trưa mà không cẩn thận té khỏi giường đau quá!!! Hic...hic, thì ra nãy giờ mình đang nằm mơ là được gặp bộ trưởng GD và được cho phép phát biểu ý kiến riêng của mình!
Hiện nay các trường vẫn còn chạy theo thành tích quyết liệt, không tin ư? Hãy nhìn vào báo cáo cuối năm của một số trường thì rõ.Mặc dù trước đây Bộ GD không cho phép có loại hình trường chuyên lớp chọn ở cấp 2, nhưng hiện nay một số trường (khá nhiều đó), vẫn âm thầm tuyển lớp chọn. Học sinh khá giỏi đã được tuyển ra riêng hết rồi, nhưng các lớp còn lại cuối năm vẫn có cực nhiều học sinh khá giỏi, yếu và kém rất ít- giải thích sao đây, học sinh Việt Nam số 1 thế giới hay là giáo viên Việt Nam dạy giỏi số 1 thế giới. Chưa hết, ở các lớp chọn này vẫn còn rơi rớt một vài học sinh "không biết vì sao mà mình được chọn vào" học lực thì lèng xèng thôi, vô chung lớp với các bạn khá giỏi nên theo không nổi, đuối dần ... đuối dần đâm ra nản học luôn- nếu em đừng vào các lớp này thì mọi chuyện có thể trở nên đã khác- tại ai: tại em? tại trường? hay tại cha mẹ của em?
Ở các lớp khác thì do không còn hoặc còn rất ít học sinh khá giỏi, học sinh thực chất yếu kém thì rất nhiều (hổng tin ư? nhìn vào kết quả kiểm tra chất lượng đầu năm thì rõ chỉ chừng 20- 30% đạt điểm trung bình), nhưng Ban thi đua nhà trường vẫn đưa ra chỉ tiêu chót vót: ít nhất cũng 70% nếu không thì bị cắt thi đua- thật tình mà nói hiện nay rất nhiều giáo viên không còn màng tới thi đua nữa rồi, vì chẳng được gì cả (danh tiếng ư- thực chất ai cũng biết, tiền thưởng ư- ngay cả Tết còn hổng có đồng nào nói gì tiền thưởng)- nhưng lỡ bị cắt thi đua rồi thì "Trời ơi!" giống như một tội đồ bị nói bóng nói gió xỏ xiên nghe phát sợ, phát chán- do đó giáo viên phải nhắm mắt mà theo chỉ tiêu- rồi còn bày đặt thi học sinh giỏi- trường nào đạt cái này nhiều là trường đó có tiếng, do đó BGH chỉ lo tập trung nhiều vào mảng này mà lơ là mảng học sinh yếu, trung bình!
Khi lên cấp 3, khi đó các em phải học thực hơn (ít ra là thực hơn cấp 2- vì chỉ chịu sự quản lý của Sở GD mà thôi- còn cấp 2 phải chịu sự chi phối của phòng GD, UB huyện, UB xã) khi đó mọi yếu kém bắt đầu bộc lộ ra!
Muốn sửa đổi ư: Thứ nhất trường cấp 2 chỉ nên chịu sự chỉ đạo của ngành dọc: Sở GD- tất nhiên có một ban phụ trách nằm ở mỗi huyện (chứ không phải là Phòng GD)- khi đó mọi chỉ đạo của Sở không còn "5 cha 3 mẹ" làm sai lệch ý ban đầu, trường không còn bị áp lực hai ba tầng nữa (nay tiếp đoàn thanh tra sở, mai tiếp đoàn thanh tra phòng, mốt tiếp đoàn thanh tra huyện,...). Các trường cấp 2 ở các tỉnh tự chủ về tài chánh (lãnh lương trực tiếp từ kho bạc, chứ không cần thông qua PGD- quyết toán trực tiếp qua Tài chánh, không qua PGD) như vậy BGH dễ dàng thu chi nhanh chóng những chuyện ích trường lợi lớp không lâu lắc như hiện nay, nếu làm sai BGH chịu trách nhiệm! Thứ ba: đã hủy bỏ trường chuyên lớp chọn ở cấp 2 thì nên hủy bỏ triệt để, kiểm tra triệt để dứt bỏ tận gốc- nó là nguyên nhân làm yếu kém học sinh, gây mất đoàn kết nội bộ (giáo viên này được dạy lớp ngon còn giáo viên kia không được, giáo viên mất lòng tin vào BGH không còn động lực phấn đấu nâng cao nghề nghiệp. Thứ tư: bỏ thi học sinh giỏi, bỏ thi giáo viên giỏi vì chẳng được lợi ích gì- rất nhiều học sinh thi đạt học sinh giỏi môn này, môn kia nhưng khi thi tuyển vào lớp 10 lại bị đuối ngay môn mình đạt giỏi, lên cấp 3 các em này cũng bị mờ nhạt và mất hẳn (do gặp hên xui khi thi trúng tủ ở kỳ thi HS giỏi). Thứ năm: khoán thẳng chương trình cho giáo viên chứ không phải chỉ khoán đến Sở GD, để giáo viên tự chủ trong vấn đề giảng dạy, phân phồi chương trình. Thứ sáu: Thi tuyển Hiệu trưởng- miễn giỏi và có đạo đức tốt, có khả năng quản lý tốt là được, không nhất thiết phải là Đảng viên mới được thi (có thể kết nạp cho họ sau này- vậy thì Đảng càng mạnh hơn vì đã tuyển được người giỏi- có năng lực lẫn đạo đức tốt), hoặc là do sự bầu cử dân chủ từ giáo viên của trường đó! Thứ bảy: xây cất trường học mới theo kịp đà phát triển của xã hội, không cần phải theo tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia, vì hiện nay rào cản lớn nhất chính là quỹ đất, có thể xây trường hai ba tầng, miễn làm sao trường có sân chơi đủ rộng, có bóng mát cây xanh là được, sân học thể dục cho các em thì hãy lựa tại một cơ sở tư nhân nào đó (hiện nay địa phương nào cũng có khá nhiều)- tất nhiên thuê mướn với giá cả hợp lý phải chăng. Thứ tám: đồ dùng thiết bị dạy học phải có chất lượng, phải đủ, phải theo kịp đà phát triển giáo dục của thế giới (chứ đừng lạc hậu), phải có nhanh chóng, kịp thời! Thứ chín: theo mình thì chủ thể của lớp học không phải là học sinh mà chính là giáo viên, giáo viên mà giỏi và biết cách điều hành lớp thì lớp đó chắc chắn tiến bộ, còn học sinh giỏi mà gặp giáo viên (xin lỗi) yếu thì chuyện gì xảy ra chắc các bạn cũng đoán được, do đó phải thay đổi từ lực lượng giáo viên, giáo viên mới đúng là trung tâm của lớp học (mà cũng phải thôi, một học sinh trong lớp nghỉ không làm ảnh hưởng đến hoạt động của lớp, nhưng nếu giáo viên nghỉ thì...hì...hì...lớp học loạn ngay). Thứ mười: trường nào mà cuối năm tỉ lệ trên trung bình (nhất là các môn: Toán, Văn, Anh văn đạt trên trung bình quá cao (từ 80% trở lên) thì nên kiểm tra, khảo sát và có hành động xử lý nghiêm khác, kịp thời ngay (để làm gương cho kẻ khác)- hãy chấp nhận kết quả "thương đau" ít nhất là 4 năm (ứng với cấp học).
Ui...da...! Ủa mình đang ở đâu đây? Trời ngủ trưa mà không cẩn thận té khỏi giường đau quá!!! Hic...hic, thì ra nãy giờ mình đang nằm mơ là được gặp bộ trưởng GD và được cho phép phát biểu ý kiến riêng của mình!
Vô đề
Hôm nay, nhìn sân vườn nhà sao mà nó bề bộn ơi là bề bộn. Phải sắp xếp lại thôi, ở không nghĩ vớ vẩn lại thấy buồn chứ ích lợi gì. Đầu tiên kê, sắp xếp lại mấy em sứ Thái (vì nó nằm ngay cổng nhà nên ưu tiên nó trước; kế đến là trước mặt tiền nhà; chà rửa các bộ bàn ghế đá trong sân. Hết cả một buổi sáng, một buổi chiều (trưa nắng chang chang nên nghỉ, chứ nếu làm dám khùng lắm à!)
Nào, ngắm sơ lại cái coi sao: khu sứ- tạm vừa lòng, khu mặt tiền nhà- còn chưa vừa ý lắm (chắc còn phải chỉnh sửa thêm!). Nhưng dù sao cũng khá khá hơn rồi, khu phong lan còn lộn xộn quá, và còn khu xương rồng, khu lan huệ, khu bonsai còn quá xá quà xa là lu xa bu, rồi còn xung quanh hồ nước- non bộ nữa- nhưng mấy khu này sao mà muỗi nhiều quá vầy nè (chắc là do hổm nay mưa nhiều, bị ẩm).
Ôi còn mệt dài dài!!!
Mưa!
Từ hồi chiều đến giờ trời mưa suốt! Tính mát mát, ra sắp xếp lại sân vườn cho gọn gàng, ngăn nắp! Không ngờ, trời không chìu lòng người!!! Hic...hic...
Hồi sáng, hỏi thăm C.: chấm thi tuyển xong chưa? Kết quả khả quan không?
Không ngờ nghe C. nói chuyện về thầy P. người chủ trì ra và chấm tuyển 10 (cũng là người phụ trách môn ... của tỉnh nhà) mà mình phát bực cả mình! Lúc học thay SGK cũng chính miệng ông ta chỉ đạo miệng: mấy thầy phải chấp hành chỉ đạo của tôi dạy HS như thế này, dạy HS như thế kia! Vậy mà bây giờ HS thi kết quả tệ quá, ông ta quay ngoắt 180 độ: tôi không hề chỉ đạo như thế bao giờ, đến khi bị GV truy vấn nà quá và nhiều người xác nhận quá, ông ta chống chế: tại mấy thầy hiểu sai ý tôi! Thiệt hết biết luôn! Biết tánh ông bốc đồng, nhưng đâu có nghỉ là ông lại thiếu trách nhiệm về lời nói của mình đến như vậy!
Riết rồi ngay như mình (công tác đã lâu năm rồi) mà còn không biết phải dạy HS như thế nào cho đúng ý ông ta nữa (mặc dù HS làm bài đúng chứ không sai- ngay ông ta cũng thừa nhận- vậy mà ông ta bắt bẻ về hình thức (do chính ông ta đưa ra chứ ai)) huống chi là mấy GV mới dạy!!!
Nền GD nước nhà giao vào tay mấy ông này thì bệnh thành tích còn dài dài, còn đi xuống dài dài (mà có thấy nó lên hồi nào đâu nhỉ?)!
Thôi chê hoài, bản thân mình chắc gì đã đúng (thiệt riết rồi mình cũng mất phương hướng luôn, hổng biết mình làm việc như vậy là đúng hay là sai???)!
Nhìn bên ngoài trời vẫn mưa, mưa và mưa!!!
Hồi sáng, hỏi thăm C.: chấm thi tuyển xong chưa? Kết quả khả quan không?
Không ngờ nghe C. nói chuyện về thầy P. người chủ trì ra và chấm tuyển 10 (cũng là người phụ trách môn ... của tỉnh nhà) mà mình phát bực cả mình! Lúc học thay SGK cũng chính miệng ông ta chỉ đạo miệng: mấy thầy phải chấp hành chỉ đạo của tôi dạy HS như thế này, dạy HS như thế kia! Vậy mà bây giờ HS thi kết quả tệ quá, ông ta quay ngoắt 180 độ: tôi không hề chỉ đạo như thế bao giờ, đến khi bị GV truy vấn nà quá và nhiều người xác nhận quá, ông ta chống chế: tại mấy thầy hiểu sai ý tôi! Thiệt hết biết luôn! Biết tánh ông bốc đồng, nhưng đâu có nghỉ là ông lại thiếu trách nhiệm về lời nói của mình đến như vậy!
Riết rồi ngay như mình (công tác đã lâu năm rồi) mà còn không biết phải dạy HS như thế nào cho đúng ý ông ta nữa (mặc dù HS làm bài đúng chứ không sai- ngay ông ta cũng thừa nhận- vậy mà ông ta bắt bẻ về hình thức (do chính ông ta đưa ra chứ ai)) huống chi là mấy GV mới dạy!!!
Nền GD nước nhà giao vào tay mấy ông này thì bệnh thành tích còn dài dài, còn đi xuống dài dài (mà có thấy nó lên hồi nào đâu nhỉ?)!
Thôi chê hoài, bản thân mình chắc gì đã đúng (thiệt riết rồi mình cũng mất phương hướng luôn, hổng biết mình làm việc như vậy là đúng hay là sai???)!
Nhìn bên ngoài trời vẫn mưa, mưa và mưa!!!
Ngôi trường...trong mơ!
Vậy là 1 tháng 8 có thể tựu trường trở lại! Nhìn ngôi trường sắp...sập mà mình lo lắng và buồn thê thảm! Cách nay gần cả 5 năm họ đã có ý muốn xây ngôi trường mới khiến giáo viên , học sinh, phụ huynh và mọi người dân địa phương mừng khôn tả! Nhưng rồi ngày qua ngày, ngôi trường mới chẳng thấy đâu cả!!! Lý do ư? Có nhiều lý do lắm:
*Thầy hiệu trưởng cứ bám theo ý tưởng: phải là trường chuẩn quốc gia, nhưng diện tích đất không đủ- mà làm sao đủ được khi địa phương đang dần từng bước đô thị hóa, làm gì còn quỹ đất!
*Cấp trên thì cứ phải đủ các chuẩn hết mới được (Cóc mọc râu cũng chưa có!)
Trong khi đó, với diện tích hiện có thì chỉ cần xây lên tầng là sẽ được một ngôi trường khang trang thôi! (Diện tích cũng rộng chứ đâu phải nhỏ đâu!).
Đùng một cái diện tích mà trường đang tọa lạc xảy ra tranh chấp, dân nói đây là đất của ông bà họ để lại (có giấy tờ đàng hoàng) cho Nhà nước mượn đã đến thời hạn phải trả!
Rồi không có tiền (!!!) để mua đất xây trường!
Một năm học mới sắp tới! Một ngôi trường sắp sập! Tính mạng nhiều người sắp tiêu! Vậy mà cái gì cũng sẽ...và sắp...(hứa chỉ để mà hứa!)
Hãy đợi đấy!!!!!
*Thầy hiệu trưởng cứ bám theo ý tưởng: phải là trường chuẩn quốc gia, nhưng diện tích đất không đủ- mà làm sao đủ được khi địa phương đang dần từng bước đô thị hóa, làm gì còn quỹ đất!
*Cấp trên thì cứ phải đủ các chuẩn hết mới được (Cóc mọc râu cũng chưa có!)
Trong khi đó, với diện tích hiện có thì chỉ cần xây lên tầng là sẽ được một ngôi trường khang trang thôi! (Diện tích cũng rộng chứ đâu phải nhỏ đâu!).
Đùng một cái diện tích mà trường đang tọa lạc xảy ra tranh chấp, dân nói đây là đất của ông bà họ để lại (có giấy tờ đàng hoàng) cho Nhà nước mượn đã đến thời hạn phải trả!
Rồi không có tiền (!!!) để mua đất xây trường!
Một năm học mới sắp tới! Một ngôi trường sắp sập! Tính mạng nhiều người sắp tiêu! Vậy mà cái gì cũng sẽ...và sắp...(hứa chỉ để mà hứa!)
Hãy đợi đấy!!!!!
Lại một mùa thi tuyển mới!
Hôm nay 1/7, xách xe làm một vòng vào trường tính kiếm bạn uống cafe, ai dè đến trước cổng trường thấy xe cộ và phụ huynh chen chúc quá đông, chợt nhớ: hôm nay là ngày đầu tiên thi tuyển vào lớp 10! Thấy phụ huynh như vầy chạnh lòng nghĩ lại về mình vài ba năm trước có khác gì! Bây giờ hai đứa con của mình đã vào đại học- mình lại mệt mỏi về chuyện khác!
Hè năm nào cũng vậy, hết lo thi tuyển vào lớp 10 đến thi TNTHPT, thi ĐH-CĐ- phụ huynh nào có con em lọt vào vòng Kim Cô này mệt ơi là mệt! Còn giáo viên nào như mình cũng oải ơi là oải (hết dạy học trong năm đến dạy ôn thi (không dạy không được)- không hề có thời gian nghỉ).
Báo chí, phụ huynh, xã hội cứ lên tiếng nào là con em họ học quá nhiều, học quá tải,...đủ thứ quá! Nhưng họ có nghĩ lại những cái đó do ai mà ra: tranh nhau cho con vào trường chuyên, trường điểm- phải thi và học ôn thi- trong năm học: con mình học cũng tà tà trung bình thôi mà cứ nghĩ nó là thần đồng- ép học thêm, học đủ thứ (nhiều người thân quen và bạn học cũ gởi con cho mình- mình không chịu nhận thế là: giận hờn, ăn vạ không cho mình ăn ngon ngủ yên- không phải mình nói quá và tự đề cao đâu- sự thật đó). Tánh mình hơi thẳng, dạy con họ một thời gian, mình nhận xét: con anh học không khá lắm! Hạnh kiểm của em nó anh cần xem lại!- Thế là đùng đùng lôi con về kiếm thầy khác, buông ra một câu xanh rờn: ổng dạy dở nên bày đặt chê! Ổng dạy hổng giỏi nên thu học phí rẻ!?!?! Trời ạ! Oan tình này ông có thấu!
Lại sắp sửa bước vào năm học mới, thế nào bổn cũ cũng lặp lại- Nhưng mình quyết tâm rồi: Năm nay con ai mình cũng khen học giỏi hết á! Tiền học phí thu thật cao (Càng cao chứng tỏ mình dạy càng giỏi!?!?!)! Hic...hic...Cuối năm lỡ chúng có thi ...hổng đậu (hổng dám nói là thi rớt), cứ đổ thừa: Tại Trời! Tại bữa đó chắc em nó không khỏe nên ảnh hưởng kết quả! Và lúc này có cách đổ thừa mới: tại giám khảo chấm chặt, chấm lỏng!?!?! Tội nghiệp ông giám khảo quá!
Lại một mùa thi tuyển mới! Bắt đầu một năm học mới!
Hè năm nào cũng vậy, hết lo thi tuyển vào lớp 10 đến thi TNTHPT, thi ĐH-CĐ- phụ huynh nào có con em lọt vào vòng Kim Cô này mệt ơi là mệt! Còn giáo viên nào như mình cũng oải ơi là oải (hết dạy học trong năm đến dạy ôn thi (không dạy không được)- không hề có thời gian nghỉ).
Báo chí, phụ huynh, xã hội cứ lên tiếng nào là con em họ học quá nhiều, học quá tải,...đủ thứ quá! Nhưng họ có nghĩ lại những cái đó do ai mà ra: tranh nhau cho con vào trường chuyên, trường điểm- phải thi và học ôn thi- trong năm học: con mình học cũng tà tà trung bình thôi mà cứ nghĩ nó là thần đồng- ép học thêm, học đủ thứ (nhiều người thân quen và bạn học cũ gởi con cho mình- mình không chịu nhận thế là: giận hờn, ăn vạ không cho mình ăn ngon ngủ yên- không phải mình nói quá và tự đề cao đâu- sự thật đó). Tánh mình hơi thẳng, dạy con họ một thời gian, mình nhận xét: con anh học không khá lắm! Hạnh kiểm của em nó anh cần xem lại!- Thế là đùng đùng lôi con về kiếm thầy khác, buông ra một câu xanh rờn: ổng dạy dở nên bày đặt chê! Ổng dạy hổng giỏi nên thu học phí rẻ!?!?! Trời ạ! Oan tình này ông có thấu!
Lại sắp sửa bước vào năm học mới, thế nào bổn cũ cũng lặp lại- Nhưng mình quyết tâm rồi: Năm nay con ai mình cũng khen học giỏi hết á! Tiền học phí thu thật cao (Càng cao chứng tỏ mình dạy càng giỏi!?!?!)! Hic...hic...Cuối năm lỡ chúng có thi ...hổng đậu (hổng dám nói là thi rớt), cứ đổ thừa: Tại Trời! Tại bữa đó chắc em nó không khỏe nên ảnh hưởng kết quả! Và lúc này có cách đổ thừa mới: tại giám khảo chấm chặt, chấm lỏng!?!?! Tội nghiệp ông giám khảo quá!
Lại một mùa thi tuyển mới! Bắt đầu một năm học mới!
Lại mệt vì tăng học phí!
Hổm rày, nghe Bộ Giáo dục cứ khăng khăng bám theo đề án: tăng học phí mà mình và ngay cả rất nhiều người khác cảm thấy uể oải và mệt mỏi quá!
Liệu Học phí tăng rồi chất lượng có tăng không? Nghi ngờ quá!
Ngài Bộ trưởng ơi! Ngài có nghĩ rằng lính của Ngài- như tôi đây, bằng đồng lương của mình tôi có nuôi con tôi học đại học được không? Hơn hai mươi năm đi dạy, lương mỗi tháng cộng phụ cấp của tôi chỉ hơn ba triệu! Tôi có hai con đang học Đại học, học phí mỗi đứa hơn sáu triệu một năm vị chi mười hai triệu. Ngoài ra mỗi tháng tiền nhà, điện, nước, ăn uống, xăng dầu xe cộ đi lại một triệu rưởi/ một đứa- vị chi mỗi tháng ba triệu. Tôi tính bình quân thử nhé: 12 triệu học phí chia mười tháng học: 1 triệu 2/tháng + 3 triệu/ tháng/hai đứa, vậy mỗi tháng tôi phải chi cho hai đứa con là bốn triệu hai. Thu nhập của tôi là ba triệu hai (nếu không bị trừ gì cả (chuyện này rất hiếm)), vợ tôi công tác ở ngành Mầm Non thu nhập một triệu, tổng cộng vừa đúng bốn triệu hai. Vậy hai vợ chồng tôi ở nhà ăn gì, uống gì, sinh sống ra sao đây thưa Ngài?
Vậy mà hiện nay Ngài lại còn đòi tăng nữa! Ngài cứ so sánh học phí nước mình với học phí nước ngoài, mà Ngài có so sánh lương giáo viên nước mình với lương giáo viên nước ngoài chưa?
Bực mình quá nói chơi vậy thôi! Chứ cũng phải ráng lo cho hai con thôi, ai đâu mà thèm nghe mình nói!
Liệu Học phí tăng rồi chất lượng có tăng không? Nghi ngờ quá!
Ngài Bộ trưởng ơi! Ngài có nghĩ rằng lính của Ngài- như tôi đây, bằng đồng lương của mình tôi có nuôi con tôi học đại học được không? Hơn hai mươi năm đi dạy, lương mỗi tháng cộng phụ cấp của tôi chỉ hơn ba triệu! Tôi có hai con đang học Đại học, học phí mỗi đứa hơn sáu triệu một năm vị chi mười hai triệu. Ngoài ra mỗi tháng tiền nhà, điện, nước, ăn uống, xăng dầu xe cộ đi lại một triệu rưởi/ một đứa- vị chi mỗi tháng ba triệu. Tôi tính bình quân thử nhé: 12 triệu học phí chia mười tháng học: 1 triệu 2/tháng + 3 triệu/ tháng/hai đứa, vậy mỗi tháng tôi phải chi cho hai đứa con là bốn triệu hai. Thu nhập của tôi là ba triệu hai (nếu không bị trừ gì cả (chuyện này rất hiếm)), vợ tôi công tác ở ngành Mầm Non thu nhập một triệu, tổng cộng vừa đúng bốn triệu hai. Vậy hai vợ chồng tôi ở nhà ăn gì, uống gì, sinh sống ra sao đây thưa Ngài?
Vậy mà hiện nay Ngài lại còn đòi tăng nữa! Ngài cứ so sánh học phí nước mình với học phí nước ngoài, mà Ngài có so sánh lương giáo viên nước mình với lương giáo viên nước ngoài chưa?
Bực mình quá nói chơi vậy thôi! Chứ cũng phải ráng lo cho hai con thôi, ai đâu mà thèm nghe mình nói!
Một chút buồn!
Năm nay sao mình có cảm giác không thật hài lòng về mình, về những đứa học sinh của mình! Thật vậy đó!
Có những đứa học trò mình rất cưng nó, giảng giải hết lòng mong cho nó thành công như: Tr., Ng., Bi., Kh., Tr., ... vậy mà đến giờ chót chúng lại quay lưng với mình- thi xong không thèm ghé để cho mình biết kết quả, thậm chí lúc ra đi không hề nói với mình một tiếng!
Vì lẽ gì nhỉ? Tại mình chăng? Tại mình quá khó, hay yêu cầu quá cao! Nhưng rõ ràng trong số những em này chỉ có một đậu còn bao nhiêu đều bị hỏng cả, vậy yêu cầu của mình đưa ra đâu có cao!
Ngẫm lại thì các em này đều là con cưng, con nhà giàu và qua cách đối xử của chúng đối với mình- mình có cảm giác chúng hơi coi thường người khác, kiêu căng tự phụ, nhưng liệu có phải vậy chăng? Hay đó chỉ là cảm giác của mình?
Hơn hai mươi năm đi dạy, mình rút ra được một bài học: thà bỏ công sức với những học sinh học yếu mà chịu học- gia đình không khá giả lắm- những em này sẽ không bao giờ quên mình! Điều này đã được chứng minh: Mãi tới ngày hôm nay, những đứa học trò nhỏ ngày nào như Tr. Th., A. Ch., Th., Ng. Tr., ... vẫn không quên mình!
Nghề dạy học vừa vui, vừa bạc bẽo như vậy đó!
Năm tới chắc mình không nhận dạy những lớp mang số 1, số 2 của trường nữa đâu, thà dạy những lớp mang tiếng yếu mà chúng có tình có nghĩa hơn, giúp mình còn có ý chí và tinh thần cũng như niềm vui trong bối cảnh ngành giáo dục càng ngày càng đi xuống như hiện nay!
Có những đứa học trò mình rất cưng nó, giảng giải hết lòng mong cho nó thành công như: Tr., Ng., Bi., Kh., Tr., ... vậy mà đến giờ chót chúng lại quay lưng với mình- thi xong không thèm ghé để cho mình biết kết quả, thậm chí lúc ra đi không hề nói với mình một tiếng!
Vì lẽ gì nhỉ? Tại mình chăng? Tại mình quá khó, hay yêu cầu quá cao! Nhưng rõ ràng trong số những em này chỉ có một đậu còn bao nhiêu đều bị hỏng cả, vậy yêu cầu của mình đưa ra đâu có cao!
Ngẫm lại thì các em này đều là con cưng, con nhà giàu và qua cách đối xử của chúng đối với mình- mình có cảm giác chúng hơi coi thường người khác, kiêu căng tự phụ, nhưng liệu có phải vậy chăng? Hay đó chỉ là cảm giác của mình?
Hơn hai mươi năm đi dạy, mình rút ra được một bài học: thà bỏ công sức với những học sinh học yếu mà chịu học- gia đình không khá giả lắm- những em này sẽ không bao giờ quên mình! Điều này đã được chứng minh: Mãi tới ngày hôm nay, những đứa học trò nhỏ ngày nào như Tr. Th., A. Ch., Th., Ng. Tr., ... vẫn không quên mình!
Nghề dạy học vừa vui, vừa bạc bẽo như vậy đó!
Năm tới chắc mình không nhận dạy những lớp mang số 1, số 2 của trường nữa đâu, thà dạy những lớp mang tiếng yếu mà chúng có tình có nghĩa hơn, giúp mình còn có ý chí và tinh thần cũng như niềm vui trong bối cảnh ngành giáo dục càng ngày càng đi xuống như hiện nay!
Thay đổi chủ đề cho từng blog
Kể từ hôm nay, những bài viết về Hoa Cảnh mình sẽ chuyển sang trang "Nắng Sân Vườn", còn trang này chỉ dành cho các bài viết về nghề của mình mà thôi!
Nói chung Nắng nào cũng là Nắng (nhiều lúc mình không hề thích mưa- ví dụ kỳ rồi đi Đà Lạt gặp toàn là mưa- chán chết được)!
Nói chung Nắng nào cũng là Nắng (nhiều lúc mình không hề thích mưa- ví dụ kỳ rồi đi Đà Lạt gặp toàn là mưa- chán chết được)!
Các hạt Huệ sau một tuần gieo!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)